Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

__"Interview người nổi tiếng" của Cát Khuê


    Vô tình vào siêu thị, cố tình vào góc bán sách, vô tình nhìn thấy “interview người nổi tiếng” , và cố tình tìm hiểu Cát khuê là ai. Chị là nhà báo và cũng có một trang mạng catkhue.com. Phỏng vấn người nổi tiếng, nôm na là như vậy, nhưng có lẽ thêm vào một câu tiếng anh để tạo ra một tiêu đề như vậy sẽ làm nó được “chú ý hơn”, nhiều tính báo chí hơn, và cho thấy sự hài hước của tác giả. Tôi chưa thực sự thấy điều này và chỉ khi bập vào, thì mới thấy hết được sự hóm hỉnh, tinh tế và thú vị của tác giả, của những bài phỏng vẫn của chị. Thậm chí còn hơn cả phỏng vấn, vì trong đó hàm chứa rất nhiều lời bình, có thể nói như vậy, nhiều đoạn nói lên thiện cảm của chị với người được “interview”. Người đọc hay chê các bài phỏng vấn ở ta không hay, giả tạo và hời hợt, rồi quay ra trách người làm báo, người phỏng vấn không đủ tầm để đưa ra các câu hỏi hay với nhân vật. Thậm chí “cô nàng đanh đá” Lê Hoàng còn “xúc sỉ” các nhà báo trong một cuộc họp báo, “…Và tôi hy vọng sẽ nhận được các câu hỏi sâu sắc…”. Thật khổ thân họ, vì có một điều mà ở ta, người nổi tiếng có chịu trả lời những câu hỏi khó không (không trả lời thì đỡ phiền nhiễu hơn), và giả sử trả lời rồi thì Tổng biên tập cũng có giám đăng không. Với “một số” vấn đề “đơn giản” như vậy mới thấy giá trị của “interview người nổi tiếng”. Bởi trong đó không chỉ có các nhân vật nổi tiếng rất thú vị (có nhiều hơn những người nổi tiếng nhưng không thú vị), mà còn có những câu hỏi hay và hơn hết người nổi tiếng chịu trả lời hay. Tôi đề cao giá trị hay này, bởi lẽ sự thật không thể được nói toạc ra được, bạn đọc phải tự tìm thấy nói thôi. Và cũng bởi lẽ, cái hay đó hàm chứa sự thật được phản chiếu một cách ẩn ý và thâm thuý. Tôi thực dành nhiều tôn trọng các doanh nhân nhưng tôi không thích họ, một phần vì tôi gặp vài người xấu và cũng vì bị đọc quá nhiều tin tức xấu về họ, do đó tôi chọn đọc những vị không phải là doanh nhân trước, còn lại sẽ tiêu hoá dần. Và cảm tính đã không phụ tôi, nhưng bài nói chuyện với Lê Kiến Thành (con cố Tổng bí thư Lê Duẩn), Thiền sư Thích Nhất Hạnh, dịch giả Cao Việt Dũng (nick: Nhị Linh), doanh nhân Lê Hoàng Lan (em gái “cô” Lê Hoàng), một vài người khác thì tôi đã đọc trước đó trên các bào mà Cát khuê cho đăng bài. Và chỉ riêng với những cuộc phỏng vấn kia thôi, sách đã đem lại nhiều thông tin và sự thích thú hơn rất nhiều những quyển như “Phỏng vấn Trương Nghệ Mưu . Củng lợi…” hay hơn bản nhái “Những người cùng thời” của Lý Lan. “Interview người nổi tiếng” có lẽ chả kém hơn bản chính “Những người cùng thời” của I-u-ri Bôn- đa- rép. Tôi thực sự thích thú trước những câu trả lời của Thiền sư Thích nhất hạnh, chỉ bằng một vài kiến giải nhỏ, thiền sư đã cho thấy sự uyên bác và tuệ nhãn, tuệ tâm của mình. Thiền sư hướng người đọc, chắc sư cũng ý thức được những gì sư nói khi nó được in ra, đến một thế giới tâm linh của Phật giáo rất dễ hiểu, dễ thấm và dễ thuyết phục. Chỉ bằng những lời ngắn ngủi đó thôi mà tôi đã hiểu, đã sáng ra một số điều tôi thắc mắc lâu nay và thực sự có một cái nhìn khác về phật giáo cao thâm. Thật may mắn cho chị khi được tiếp chuyện Thiền sư. Và chân dung của Doanh nhân Lê Hoàng Lan được chị miêu tả rất trân trọng mặc dù gần như không có câu trả lời rõ ràng nào cho các câu hỏi được đưa ra, nó thể hiện khả năng không cần nói cũng biết của chị, khả năng hiểu người khác. Một số ít lần thấy được sự bế tắc của chị khi tiếp xúc với nhân vật, và chị cũng không giấu điều này. Do vậy "bài phỏng vấn" này thực sự hay, không nói mà người đọc tự thấy nhân vật hiện ra, tuy nhiên nó bị ảnh hưởng nhiều bởi cách nhìn của người viết. Cho dù một vài chỗ như vậy thì ính chân thật của cuốn sách cũng không bị kém đi chút nào mà còn thêm vào mấy phần hấp dẫn.
    Vĩ thanh ---------
    Cát khuê: Thưa thầy, "Phật tại tâm". Vậy các nghi lễ của Phật giáo nhiều khi bí ẩn và mang nhiều màu sắc huyền thoại có cần thiết không ạ?
    Nó cần thiết vì chỉ những người đạt đến trình độ vô tướng thì người ta mới không cần hình thức. Nhưng nhiều người cần cái đó người ta mới có thể cảm thấy gần gũi. Bàn thờ ông bà chẳng hạn, mình biết ông bà đâu phải ngồi trên bàn thờ. Nhưng hình thức hướng dẫn cho cái tâm. Những người tu tập như chúng tôi không cần hình thức nhưng bây giờ thì nhiều người vẫn cần. Có chân tâm và vọng tâm. Nếu tu tập tốt thì chân tâm lớn lên và vọng tâm sẽ nhỏ đi.
--- với Oprah
Oprah: Sự nhìn nhận những đau khổ hay tổn thương.
Nhất Hạnh: Đúng thế. Và niệm chú thứ tư hơi khó hơn một chút. Đó là khi bạn bị đau khổ và bạn tin rằng sự đau khổ của bạn gây ra bởi người mình yêu thương. Nếu một ai khác đã làm điều gì sai quấy cho mình, bạn đã có thể ít khổ đau hơn. Nhưng đây lại chính là người mà mình yêu thương nhất, do đó bạn bị đau khổ vô cùng. Bạn muốn đi về phòng của mình đóng cửa lại và chịu đựng một mình.
Oprah: Đúng thế.
Nhất Hạnh: Bạn bị tổn thương. Và bạn muốn trừng phạt người ấy vì đã họ khiến bạn phải đau khổ. Câu niệm chú là để chế ngự điều ấy: "Em yêu, tôi đau khổ. Tôi đang cố gắng hết sức để tu tập... Xin hãy giúp đỡ tôi." Bạn hãy đến với cô ấy, với anh ấy, và thực hành điều đó. Và nếu bạn có thể tự mình đến để đọc niệm chú ấy, ngay lập tức, bạn sẽ vơi nhẹ khổ đau. Bởi vì bạn không có sự gì ngăn trở giữa bạn và người ấy.
Oprah: "Anh yêu, em đau khổ. Hãy giúp đỡ em."
Nhất Hạnh: "Hãy giúp em."
Oprah: Nếu người đó không sẵn lòng giúp mình?
Nhất Hạnh: Trước hết, khi bạn yêu một ai đó, bạn muốn chia sẻ mọi thứ với anh ta hoặc cô ta. Vì vậy, chính là nhiệm vụ của mình để nói rằng, "Tôi đau khổ và tôi muốn bạn biết", và anh ấy, cô ấy, sẽ trân trọng với điều đó.
Oprah: Nếu anh ấy, cô ấy yêu mình.
Nhất Hạnh: Đúng. Đây là trường hợp của hai người yêu nhau. Người mà mình yêu quý.
Oprah: Đúng quá.
Nhất Hạnh: "Và khi tôi đã cố gắng hết sức để nhìn sâu sắc, để xem có phải khổ đau này xuất phát từ nhận thức sai lầm của tôi và tôi có thể có khả năng biến đổi nó hay không, nhưng trong trường hợp này tôi không thể biến đổi nó, em nên giúp tôi, em yêu. Em nên cho tôi biết lý do tại sao em đã làm một điều như vậy với tôi, tại sao lại nói một điều như vậy với tôi". Bằng cách đó, bạn đã bày tỏ lòng trông cậy, sự tự tin của mình. Bạn không còn muốn trừng phạt nữa. Và đó là lý do tại sao ngay lập tức bạn đau khổ ít đi.
------------------------
P/S: trích từ tập sách của Cát khuê và từ địa chỉ mạng dưới đây.
Oprah đàm đạo cùng thiền sư Thích nhất hạnh
Tổng biên tập Vietnamnet-Nguyễn Anh tuấn đối thoại cùng Thiền sư Thích nhất hạnh

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

School teachers: Anyone else?

------------------




-------------------------

- Asin nói: anyone else?

- Trương Nghệ mưu nói: Không thể thiếu một em

- Cô giáo nói: Còn đứa nào chưa nộp khônggggggggggg?

- Phụ huynh nói: Tôi nào dám không.

- Học sinh nói: Đồ quỷ cái

- Quái vật 2 đầu
---------------------------------
P/S: tương lai sẽ tiên hoá thành Quái vật 9 đầu hoặc vô số đầu.

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Suối nguồn- Howard Roak bị đuổi học

    Để khỏi áy náy lương trước tâm khi quyết định đuổi học một trong những sinh viên suất sắc của học viện kiến trúc, ông trưởng khoa dành cho Roak một cơ hội cuối, sau đây là trích đoạn cuộc nói chuyện cuối cùng của họ. Roak vẫn bị đuổi học.
....."Đây," Roak nói từ tốn và chỉ qua cửa sổ."Thầy có nhìn thấy trường học và thị trấn này không? Thầy có thấy có bao nhiêu người đang đi lại và sinh sống ở đó không? Thực lòng, em không hề quan tâm đến việc một hay là tất cả bọn họ nghĩ gì về kiến trúc- hay về bất cứ vấn đề nào khác. Thế thì tại sao em phải coi trọng những gì mà tổ tiên họ nghĩ về kiến trúc?"
    "Vì đó là truyền thống thiêng liêng của chúng ta"
    "Tại sao?"
    "Vì Chúa, sao anh lại có thể ngây thơ thế nhỉ"
    "Nhưng em không hiểu. Tại sao thầy cứ muốn em nghĩ rằng đây là một công trình kiến trúc vĩ đại?" Roak chỉ vào bức tranh đền Parthenon. (được đóng khung và treo trang trọng giữa phòng*)
    "Đó là đền Partheon!", ông Trưởng khoa nói.
    "Phải, chính là nó"
    "Tôi không có thời gian để lãng phí vào những câu hỏi ngốc nghếch."
    "Thôi được rồi." Roak đứng dậy, anh cầm một cái thước dài ở trên bàn và tiến về phía bức tranh. "Em có thể nói với thầy cái này lố bịch thế nào không?"
    "Đấy là đền Partheon!", ông Trưởng khoa nói.
    "Chính thế, quỷ tha ma bắt, chính là đền Partheon khốn kiếp!"
Cây thước đập vào mặt kính phủ ngoài bức tranh.
   " Thầy nhìn xem," Roak nói. "Những đường rãnh nổi tiếng trên những cái trụ nổi tiếng- chúng ở đó để làm gì? Để che giấu những khớp gỗ - khi những cái trụ còn được làm bằng gỗ; nhưng những cái trụ này đâu có làm bằng gỗ, chúng được làm bằng đá cẩm thạch. Những nét chìm ba, chúng là gì vậy? Gỗ. Những cái rầm gỗ - khi con người bắt đầu dựng những cái lán gỗ, họ cần phải ghép gỗ thành những nét chìm ba như vậy. Những người Hy Lạp của thầy dùng đá cẩm thạch nhưng họ lại đi sao chép kiến trúc xây bằng gỗ chỉ vì những người khác đã từng làm như thế. Rồi những kiến trúc sư Phục hưng mà thầy ngưỡng mộ lại tiếp tục sao chép những bản sao đá cẩm thạch của kiến trúc gỗ trong khi người Phục hưng dùng vữa. Bây giờ lại đến lượt chúng ta, chúng ta làm những bản sao trên thép và bê tông từ những bản sao trên đá cẩm thạch vốn bắt chước từ gỗ. Tại sao?"
    Ông trưởng khoa nhìn anh đầy tò mò. Có cái gì đó làm ông hoang mang; không phải bản thân những lời của Roak mà là cách anh nói.
.................
(*) phần này được tác giả miêu tả trước đó.

__Sang Tàu chửi Trung quốc

    Hôm trước tôi có viết bài chửi thậm tệ bọn mang phim sử Việt sang tàu quay, hôm nay ngẫm lại thấy ý này, phim mình làm về ông cha mình tẩn nhau với ông cha nó, tất nhiên chọn cái mình thắng mà làm, làm thật hoành tráng. Quân tàu chết la liệt, máu me tứ tung, sau đó lại nhân nghĩa tha cho vài thằng (giả sử thế), mà toàn diễn viên tàu xịn 100% đóng, bối cảnh của Tàu, quần áo Tàu, trường quay cũng Tàu nốt, đại loại khoảng 90% là tàu, còn 10% toàn vai chính là của ta (cái này chắc đúng vì bọn sản xuất không đủ tiền thuê Lương Triều Vỹ đóng chính), thì sướng thật. Không biết là bọn làm phim cùi bắp nhà mình có nghĩ như mình không hay chỉ vì cứ cái gì không làm được, cái gì khó quá, cái gì đắt quá thì sang Trung quốc mà thuê. Mình thì mình nghiêng về giả thiết 2 hơn. Vì phim chưa ra mà cả bọn đã định kiện cáo nhau lung tung cả rồi. Thằng nọ chửi thằng kia (biên kịch vs sản xuất) không tôn trọng lịch sử, chỉ ham tiền, thằng chủ đầu tư thì bảo phim tao tao làm, không quan tâm đến kịch bản của mày. Trở lại câu chuyện, sau khi phim làm xong, đem chiếu cho mấy thằng trên bộ văn hoá truyền thông xem (chắc cũng có vài thằng nữa ở các bộ khác) và duyệt. Mấy thằng này chắc cũng chăm đọc báo, hay lên mạng lên cũng nghe dân chửi nhiều, nào là phim về sử Việt Nam mà xem rặt toàn thấy Trung quốc, đâu cũng thấy Trung quốc, không thể ngửi được,..., Mấy thằng này quyết định phim phải sửa, không sửa không cho chiếu, mà không cho chiếu thì lỗ vốn to vì không bán được quảng cáo. Thằng đầu tư lo sốt vó, nhưng tôi nghĩ tới mấy thằng duyệt phim ở bộ văn hoá. KHông biết mấy thằng này nó quyết định sửa phim vì lý do gì, thực chất nó thấy đúng như dân chửi, hay nếu nó không bắt sửa phim thì Tàu nó sẽ giận, mà Tàu giận thì nhiều thằng sợ lắm, cái này có thể tham khảo tâm sự của chú Thỉnh ở Hội nhà văn tâm sự với Trang hạ. Hay bởi vì bọn này định làm tiền bọn sản xuất, vin cớ mừng đại lễ 1000 năm kiếm chác, cái này cũng có lý lắm, vì thực tế gần đây đã chứng minh điều này, phàm bọn làm văn hoá thì lại chính là bọn vô văn hoá nhất, bọn cơ hội nhất, các loại lễ hội, các sự kiện tôn vinh này nọ, các phim cúng cụ, rồi dễ thấy nhất là các tít báo trong mục văn hoá, hay chính cách mà chúng cư xử với nhau.
    Về phần người xem, được xem, cái được nhất là được xem lại một phần lịch sử của ông cha, bọn này chắc không dám cho quân ta thua trận, do đó cũng làm cho dân chúng tự hào phần nào về Ông cha. Được xem phim cổ trang ... lồng tiếng, ha ... ha, trước giờ phim Tàu chiếu trên VTV toàn thuyết minh. Các cháu thiếu nhi thế hệ mới từ bé đến giờ mới thấy Tổ tiên mình cưỡi ngựa bắn cung như trong võ lâm truyền kỳ chiến nhau với Trung quốc mà lại thắng, thấy phim nước mình cũng oách chả kém ai.
---
Các bài liên quan
báo thể thao văn hoá
sự tủi hổ không có điểm dừng
kiện nhau

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

__Ran của Akira Kurosawa



    Nếu không nhờ wikipedia, thì tôi cũng không biết Ran là tác phẩm làm lại từ vua Lia của Sech pia, Ran quá hoàn chỉnh và độc lập, hoặc nó đã được nhật hoá, quốc tế hoá đến mức thành của riêng Akira, thành một phần của điện ảnh thế giới. Đây là bộ phim màu đầu tiên của ông mà tôi được xem, trên màn ảnh rộng. Một câu chuyện mạch lạc và hấp dẫn suốt gần 3 tiếng đồng hồ. Nhanh chậm đan xen, lời kể rõ ràng và trực tiếp, do đó thông điệp của nó càng được nhấn mạnh theo cách mạnh mẽ nhất, dễ thẩm thấu nhất. Tính cầu toàn của Akira được thể hiện rất rõ, toàn phim, hành động và lời thoại của nhân vật đều rất phù hợp với diễn biến tâm lý của họ, cũng như diễn biến tâm lý đó là sinh ra từ hoàn cảnh của câu chuyện và diễn biến này lại nảy sinh từ mẫu thuẫn của bộ phim, của kịch bản. Bộ phim là một "thực thể hoàn chỉnh", một sự hợp lý đáng kinh ngạc giữa nội dung và hình thứ. Toà lâu đài hoành tráng được bị thiêu rụi trong phim cũng những xác chiến binh can đảm được akira cho xây dựng như thật trên sườn núi phu sĩ, một mặt đất cháy đen, phần còn lại của núi lửa đã tắt càng làm cho bối cảnh thêm phần bi tráng. Có thể nói, trong phim, mọi nguyên nhân đều xuất phát từ một người phụ nữ độc ác và xảo quyệt, tuy nhiên người xem cũng nhận ra ngay nguyên nhân của mọi thù oán và mưu mô đó là kết quả của tội ác mà nhân vật chính gây ra. Do đó sự tác động mạnh lại được đến từ rất nhiều yếu tố, cái này làm cho người xem thấy thực sự bị chìm, bị tràn ngập bởi, nội dung bởi hình ảnh, bởi âm thanh, bởi sự đau khổ, bởi sự độc ác, và bi kịch của các nhân vật.
    Tác phẩm thực sự hoành tráng với các bối cảnh rộng lớn, những trận chiến nhiều ngựa nhiều người, những bình nguyên và các thảo nguyên xanh bát ngát. Có những bối cảnh mà những đoàn quân được trải kín trân trời, nhìn từ xa cực kì ấn tượng. Ý đồ quân sự của các tướng lĩnh được diễn tả rất chân thật, không rối rắm và vô lý như Xích bích của Ngô Vũ Sâm. Hình ảnh gây u uẩn và bi thảm nhất có lẽ là hình ảnh trong lúc thua trận, trong lúc chạy chốn cái chết mà mưu đồ ác độc vẫn được thực thi, gã kị sĩ vỡi cái bọc trắng trên tay, bạn có thể đoán ra ngay đó là thủ cấp của Sue, một biểu tượng của cái đẹp, cái trong trắng, thanh khiết, sự cứu rỗi của toàn bộ bi kịch đó, đã bị ám sát. Bi kịch vẫn chưa hết ngay cả khi phim hết. Hình ảnh Phật tổ trong phim cũng được dẫn ra rất ma quái và đáng sợ, chẳng ai kể cả phật tổ từ bi có thể cứu rỗi được thể xác và tâm hồn của con người trừ chính bản thân họ.

    Hàng ngày, hàng giờ, trên khắp trái đất, từ cổ tới kim, con người vẫn đều đặn huỷ hoại lẫn nhau và huỷ hoại chính mình.

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

___Lý Tiểu Long- Bruce lee

    "Huyền thoại Lý Tiểu Long ", bộ phim truyền hình nhiều tập đang được trình chiếu trên TV dần đi vào hồi kết. Đây thực sự là một bộ phim được làm sơ sài, bối cảnh, đạo cụ nhiều thiếu sót, tuyến nhân vật phụ diễn xuất kém và ngoại hình không khớp cho lắm, bù lại những nhân vật chính lại để lại nhiều ấn tượng tốt và có một cốt truyện hay. Các vai Lý tiểu long, Diệp vấn, Thiệu như Hải, Kymura,inosanto, vua quyền thái đều là những vai rất hay. Họ góp phần làm nổi bật hình tượng Lý Tiểu Long như một con người xuất chúng, một thiên tài võ thuật, một người vượt qua được hàng rào tư duy phương đông trung quốc bảo thủ. Có được điều này là nhờ tinh thần mạnh mẽ cầu tiến của bản thân, cộng thêm sự may mắn của anh khi gặp được những người bạn, người thầy tốt. Đặc biệt là người thầy Triết học của Lý, chính ông đã gợi ý anh theo đuổi triết học, và từ đây, Lý vận dụng triết học để tự hiểu bản thân mình, lý giải võ thuật, lý giải Vịnh Xuân Quyền, tìm ra điểm mạnh , điểm yếu và cải tiến nó, rồi cũng với nền tảng ấy, anh không hề câu nệ học hỏi từ các cao thủ môn phái khác như ka-ra-te, ju- đo, quyền anh, quyền phi- lip- pin, tây- kôn-đo, quyền Thái thậm chí cả bước nhảy của điệu Cha- cha- cha..., để làm giàu thêm võ thuật mình, nhận thức của mình, hoàn thiện con người mình hơn. Được như vậy một phần do Lý cũng rất cởi mở, anh không ngại mở lòng, truyền thụ những tinh tuý của mình được cho đối thủ. Mọi việc như nước chảy mây trôi, ở tuổi đời rất trẻ, anh đang tổng kết và sáng tạo ra "Triệt quyền đạo" , một tư tưởng chiến đấu trong giao tranh cận chiến. Đề cao sự ngăn chặn đòn thế của đối phương khi chúng chỉ chớm xuất hiện, triệt để loại bỏ các động tác thừa, rườm rà, đề cao tính thực dụng, với mục tiêu hạ gục đối phương một cách nhanh nhất. Do đó nhiều người thực sự bất ngờ khi biết anh bị cận thị nặng, khả năng phán đoán đòn thế tuyệt vời làm cho tốc độ ra đòn tuyệt vời của anh nhân lên gấp bội, điểm yếu về thị giác được giảm thiểu đáng kể. Đấu với anh, các đối thủ cảm thấy mình luôn cũng chậm hơn Lý. Rồi nguyên tắc "trong tấn công có phòng thủ, trong phòng thủ hàm chứa tấn công ", đây là triết lý của Vịnh Xuân Quyền mà Lý rất tinh thông, làm cho đối thủ luôn trong tình trạng thủ thế bị động, như hình tròn thái cực, mà lý đã ngộ ra khi học triết học cổ điển trung hoa, tinh hoa của đạo giáo. Trong âm có dương, trong dương có âm, xoay chuyển hoán đổi không ngừng.
    Có được tinh thần tích cực như vậy là do anh đã được học trong những trường học tốt, thầy giáo tốt và một môi trường tự do, góp phần làm cho tư tưởng của anh ngày càng khoáng đạt. Trí hướng ngày một rộng mở. Anh chân thành dạy võ cho mọi người và cũng không ngần ngại học hỏi từ người khác. Tự do và cởi mở, thật không ngạc nhiên mà chỉ buồn khi người Trung Quốc xem anh là một người Mỹ Da vàng, và càng buồn hơn khi người Mỹ xem anh là người Trung Quốc. Nào, chúng ta hãy cùng nghe những lời tâm sự Lý Tiểu Long.

Hãy thả lỏng tinh thần, không gò ép, đừng đóng khung mình, như là ..., khi cho nước vào chai, nó sẽ là chai, khi bỏ nước vào ấm chè, nó sẽ là ấm chè, cứ để nó tuôn chảy
Hãy là nước, bạn của tôi.

.. Suối nguồn-The fountainhead- AYN RAND


    Đây là một tác phẩm có định hướng suy nghĩ của người đọc, nó có thể giúp người ta tỉnh cơn mê, không còn nghi hoặc vào bản thân mình, tự chủ và tự tin. Rồi bạn sẽ thấy tầm quan trọng vào của sự trung thực với bản thân mình. Giá trị của cái tôi, cái bản thể của bạn, bạn phải sống vì nó trước khi nghĩ tới những thứ khác. Nó là tiếng thét mạnh mẽ vào sự giả dối của chủ nghĩa "vị nhân sinh", vạch trần bộ mặt đạo đức giả của những kẻ rao giảng, sống vì người khác, hy sinh vì người khác, học tập vì người khác, noi gương kẻ khác, hãy là chính mình trước.
Lời tự bào chữa của Roak(nhân vật chính) trước tòa.
... Lợi ích chung của tập thể đã được chọn làm quyền và lý do để bào chữa cho tất cả chế độ chuyên chế bạo ngược đã từng có trong lịch sử loài người. Cái tập thể đó có thể là một sắc tộc, một giai cấp, hay một quốc gia. Tất cả những cơn ác mộng trong lịch sử đều được thực hiện với động cơ trá hình là chủ nghĩa vị nhân sinh. Đã từng có hành vi ích kỷ nào có sức phá hoại ngang với những thảm họa chết chóc do những người đi theo chủ nghĩa vị nhân sinh gây ra? Lỗi nằm ở chỗ loài người không có đạo đức hay ở chỗ nguyên tắc đạo đức của loài người đã sai từ trong bản chất? Những tên đao phủ khủng khiếp nhất lại thường là những người nhiệt tình nhất. Họ nhiệt tình tin rằng có thể đạt được một xã hội hoàn hảo nhờ máy chém và đội hành quyết. Không ai nghi ngờ quyền giết người của họ bởi vì họ giết người với động cơ vị nhân sinh. Người ta chấp nhận việc ai đó phải bị hy sinh vì những người khác. Diễn viên có thể thay đổi, nhưng nội dung vở bi kịch thì vẫn giữ nguyên. Một người đấu tranh cho nhân quyền luôn khởi đầu bằng những tuyên bố về tình yêu nhân loại và luôn kết thúc bằng một biển máu. Điều đó đang diễn ra và sẽ tiếp tục diễn ra chừng nào loài người vẫn còn tin rằng một hành vi được coi là đức hạnh nếu nó không xuất phát từ cái tôi. Niềm tin này cho phép những kẻ theo chủ nghĩa vị nhân sinh hành động ép buộc nạn nhân của họ phải chấp nhận điều đó. Những người lãnh đạo của phong trào tập thể luôn tuyên bố họ không cần gì cho bản thân họ. Nhưng hãy quan sát những gì họ đã gây ra...
Còn đây là lời tác giả trong lễ kỷ niệm 25 năm ngày xuất bản
... Cụ thể hơn, ranh giới cơ bản nhất giữa những người tôn vinh con người và những kẻ thù địch con người là một bên phấn đấu cho sự thăng hoa của lòng tự tôn cũng như sự thiêng liêng của hạnh phúc thực sự trên mặt đất; còn bên kia thì cố gắng để con người không đạt được hai thứ đó. Hầu hết nhân loại tiêu tốn năng lượng và tình cảm của mình ở khoảng giữa của hai thái cực trên: họ chao đảo từ bên này sang bên khác, vùng vẫy để không phải gọi tên sự khổ sở của mình. Nhưng gọi tên hay không cũng không thay đổi được bản chất sự khổ sở của họ....