Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Thức đêm

Một tách cà phê
Bên màn hình máy tính
Trông chừng giấc ngủ trẻ thơ

Tiếng thở nhỏ đều đều
Tanh tách click chuột, lao xao
Vẳng xa đoàn xe công hằng đêm gào thét
Đêm lạnh cóng chân, mỏi lưng, mỏi vai và cay mắt

Chốc chốc mừng thầm: cơn sốt không cao
Và tiếng thở trẻ thơ vẫn đều đều tha thiết nhớ.

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

__Những khái niệm then chốt của mỹ học Nhật Bản


Thấy bài của anh Nguyễn Hưng trên Facebook hay quá,xin phép anh được post ở đây làm tư liệu, cảm ơn anh nhiều
    Dưới đây là bản dịch Việt ngữ của chương đầu tiên, “Mỹ học” 美学 , ở trang 14-45, trong quyển sách song ngữ “Linh hồn Nhật Bản” 英語で話す日本の心 / Keys to the Japanese Heart and Soul do nhà xuất bản Kodansha International ấn hành lần đầu năm 1996, và ngay trong năm sau, 1997, đã được tái bản đến lần thứ tám. Mục đích của quyển sách này là giới thiệu những từ khoá then chốt trong việc tìm hiểu về văn hoá Nhật Bản. Mười tám khái niệm mỹ học này được được giải thích ngắn gọn, rõ ràng theo kiểu từ điển, nhưng thiển nghĩ cũng có thể gây phần nào hứng thú cho những độc giả muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hoá Nhật Bản, hay cũng gợi ý những từ khoá mà các bạn sinh viên có thể áp dụng vào quá trình nghiên cứu văn hoá và văn học Nhật.

1. Mỹ học 美学
    Đặc trưng lớn trong mỹ học truyền thống Nhật Bản là xem trọng lối biểu hiện tượng trưng hơn là lối miêu tả tả thực. Một đặc trưng khác của nghệ thuật chân chính là sự biểu hiện có chọn lọc những cái gì đẹp đẽ và loại bỏ những cái gì thô mạt và hạ phẩm như là chuyện đương nhiên. Vì vậy mà các hoạ sĩ thường lựa chọn chủ đề tự nhiên, hơn là miêu tả cuộc sống sinh hoạt đời thường của chúng dân. Sự ưu nhã của tầng lớp quý tộc thời Heian 平安[1] cùng với những thú vui tinh tế đã ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá của những đời sau. Và “ưu nhã” 優雅 đã trở thành một trong những quy định quan trọng của mỹ học. Tất cả những khái niệm quan trọng khác như “Okashi” おかし, phong lưu “furyu” 風流, u huyền “Yugen” 幽玄 và “iki” 粋 đều bao hàm trong mình ý nghĩa của từ “ưu nhã”. Một khái niệm khác là “sự ngắn ngủi, phù du” (はかなさhakanasa) vốn cho rằng cái đẹp tuyệt đỉnh là cái mong manh, ngắn ngủi cũng là một biến thể của từ “ưu nhã” này. Phật giáo nhấn mạnh đến sự vô thường của cuộc đời đã hấp thu tư tưởng “phù du” này để ban cho nó một chiều sâu triết học. Những khái niệm như “Aware” あわれ (sau này phát triển thành mononoaware もののあわれ), “Yugen”幽玄, “Wabi”侘び, “sabi” 寂び đều nội hàm trong mình ý nghĩa “diệt vong” (滅び horobi).
    Khoảng trống về thời gian và không gian được tạo ra một cách nghệ thuật đã trở thành một yếu tố quan trọng của mỹ học. Sự giản phác nhấn mạnh đến sự biểu hiện tượng trưng và là kết quả tất nhiên của khái niệm mô phỏng cố gắng biểu hiện như thực cái bản chất nội tại.[2] Những khái niệm như “đà”: “Wabi” 侘び; “tịch”: “sabi” 寂び; “khoảng trống”:“ma” 間; “dư tình”: “jojo” 余情, “shibui” 渋い trong sự hàm súc cơ bản đó, được xem như là sự hướng đến điều giản phác, và khinh ghét những gì hoa mỹ. Sự giản phác trong biểu hiện nghệ thuật mang ý nghĩa là cái tự nhiên, không kỹ xảo. Nếu so sánh với mỹ học Tây Phương thì trong mỹ học truyền thống Nhật Bản, khoảng cách giữa tự nhiện và nghệ thuật là vô cùng gần gũi. Sự thần bí của tự nhiên không thể nào biểu hiện được qua sự miêu tả mà chỉ có thể biểu hiện được qua sự ám chỉ. Và sự ám chỉ càng đơn giản thì hiệu quả càng lớn lao.

2. Quan niệm về tự nhiên 日本人の自然観
    Ý nghĩa từ nguyên của từ “tự nhiên” 自然trong tiếng Nhật để phiên dịch từ “nature” của tiếng Anh là “sự sinh thành phát triển tự nhiên và trạng thái phát sinh từ đó” おのずからなる生成発展とそれによって生じた状態. Theo đúng văn tự Hán ngữ “cái tự thể, tự bản thân mình” あるがままのさま, biểu thị dạng tướng của tồn tại hơn là sự tồn tại của trật tự tự nhiên. Từ “tự nhiên” trong biểu hiện chung đối với giới tự nhiên không được tìm thấy trong tiếng Nhật cổ. Người Nhật cổ xưa cho rằng tất cả các hiện tượng đều là sự hiển thị của thần linh. “Thiên địa” (天地 ametsuchi) và “tất cả mọi vật sống” 生きとし生けるもの là gần nghĩa nhất với từ chỉ khái niệm tự nhiên.
    Theo như thần thoại của “Nhật Bản thư kỷ” 日本書紀 (ra đời khoảng năm 720), thì những đứa con đầu tiên của cặp vợ chồng nguyên tổ Izanagi và Izanami không phải người cũng không phải thần linh mà là hòn đảo và các vùng đất. Như vậy, khác với tư tưởng Tây Phương, người Nhật không nghĩ rằng con người là ưu thắng hay đối lập với tự nhiên. Mà sinh mệnh con người được bao bọc trong tự nhiên, được tự nhiên che chở. Tư tưởng cổ điển này được thể hiện khắp các mảng văn hoá Nhật Bản khác như tranh thiền, văn nhân hoạ, trà đạo, nghệ thuật cắm hoa…Trong tự nhiên, chủ thể và khách thể hoà tan vào nhau trở thành một hiện thực nhất thể . Đó là lý do tại sao trong thi ca, phong cảnh, động vật và hoa từng mùa được trích dẫn rất nhiều. Sự du nhập của khái niệm Tây Phương về trật tự của giới tự nhiên vào nội hàm của chữ “tự nhiên” là từ thời Minh Trị[3] trở về sau.

3. Nghệ thuật và thực vật 芸術と 植物
    Những tác phẩm hội hoạ cũng như các loại hình nghệ thuật khác, đều mang nặng cái nhìn tự nhiên quan truyền thống của các nghệ sĩ, thường thì giản phác, nhỏ bé, và ưu nhã một cách có mức độ. Việc miêu tả phong cảnh truyền thống của Nhật Bản cũng giống như tranh sơn dầu của Tây Phương thường không sử dụng nhiều màu sắc. Trong nghệ thuật điêu khắc cũng vậy, phần lớn đều tiêm tế và quy mô nhỏ bé.
    Trong dệt vải, sơn mài hay đồ gốm, thực vật và hoa điểu hay những hoa văn như thế được tái hiện lại rất nhiều bằng sắc màu tả thực. Cái nhiệt ý của những nghệ sĩ yêu những dạng thức của tự nhiên và cố gắng biểu hiện nó một cách lý tưởng đã trở thành nguyên động lực lớn nhất của sự phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống Nhật Bản như hoa đạo 生け花, trà đạo 茶の湯, non bộ 盆景, bonsai 盆栽, nghệ thuật đình viên 造園. Bằng cách biểu hiện này, người Nhật đã mang vẻ đẹp của tự nhiên vào cuộc sống thường ngày và những giá trị tinh thần. Trong trang trí trà thất, với lý luận “hoa phải được xem như đang mọc ngoài đồng” 花は野にあるようにいけよ, nên người ta thường chọn những bông hoa khiêm nhường lẻ loi. Để biểu hiện sự lớn lao của tự nhiên cùng với sự giản phác, người Nhật chỉ cắm vào một bình hoa nhỏ một bông hoa dại lẻ loi duy nhất.[4]

4. Phong lưu 風流
    Từ này nhằm biểu hiện sự vật và những tác phẩm nghệ thuật liên quan đến những thú vui tao nhã của những người có giáo dục cao hay chính những con người đó. Theo từ nguyên Trung Quốc, “phong lưu” fengliu có nghĩa là “cách hành xử và thái độ tuyệt hảo” 良い振る舞いと物腰. Được truyền vào Nhật Bản vào thế kỷ thứ tám, từ “phong lưu” được sử dụng mang nhiều ý nghĩa thẩm mỹ hơn, biểu hiện phong cách đã được rèn luyện của người kinh đô và sau đó được áp dụng cho tất cả những vật được xem là có tính nghệ thuật, mang đậm phong vị và cái đẹp ưu nhã.
    Vào thế kỷ 12, từ “phong lưu” đã chia biệt ra hai ý nghĩa lớn. Một mặt nó chỉ những cái đẹp hoa lệ, thế tục của nghệ thuật bình dân tự xưng là “phong lưu”, một mặt đối lập khác nó chỉ đến sự tìm kiếm cái “phong lưu” trong hoa đạo, nghệ thuật đình viên, kiến trúc và Hán thi. Cái ý nghĩa sau đã góp phần sản sinh ra nghệ thuật trà đạo vào thời Muromachi 室町.[5]
    Vào thời kỳ Edo, từ “phong lưu” mang ý nghĩa thế tục đã thịnh hành trong các loại tiểu thuyết “phù thế thảo tử” 浮世草子. Và mặt khác cái “phong lưu” đã làm sản sinh ra nghệ thuật trà đạo được tìm thấy trong Hán thi, văn nhân hoạ và các bài haikai, đề xướng nên cách sống của những ẩn sĩ xa lánh cuộc đời. Basho, trong tác phẩm “Lối lên miền Oku” (奥の細い道 Okunohosoimichi) đã sử dụng từ “phong lưu” này theo ý nghĩa thứ hai.

風流の

初めや奥の

田植え歌

Phong lưu khởi đầu
Từ bài ca trồng lúa
Miền Oku thâm sâu

    Tuy những biến thiên lịch sử của ý nghĩa đã đi vào nội hàm của nó nhưng bây giờ ý nghĩa hiện tại của từ “phong lưu” chủ yếu dùng để thuyết minh về những biểu hiện của sở thích đã được mài giữa của người có văn hoá.

5. Ý khí 粋 (iki)[6]
    Đây là một khái niệm đạo đức và mỹ học của thị dân thời Edo. Ý nghĩa nguyên thuỷ của nó là “tâm trạng” 心意気, “tâm thức” 心持 (tâm ý khí), sau đó trở thành “tâm thế cao” 一段上の心意気, “sự cao hứng” 高い心持, dùng để chỉ cách ăn mặc, hành xử, tác phong trò chuyện của người có giáo dục. Vào thế kỷ 19, “iki” đã trở thành một từ chỉ lý tưởng của người thị dân Edo và nó gần như mang ý nghĩa của từ “sui” 粋 của người Osaka. Và từ “iki” này được nhiều lần sử dụng như là từ “sui” vậy. Tuy nhiên ý nghĩa của hai từ này khác nhau vi diệu. Với tư cách là một khái niệm mỹ học, “iki” có vẻ như mang ý nghĩa thanh đạm hơn “sui”. Người “iki” là người thích những màu nâu, trà đậm, xanh đậm và không ưa gì các màu sáng, hay sặc sỡ. Và người “iki” cũng được cho rằng là có cảm giác về màu đậm hơn là “sui”. Từ “iki” này thường được sử dụng khi miêu tả những người phụ nữ, đặc biệt là du nữ, những người biết được giới hạn của mức độ khêu gợi sắc tình thượng đẳng. So sánh với những người phụ nữ “sui” thì người nữ “iki” ý khí dường như ở mức cao hơn, cách hành xử mạnh mẽ, sẵn sàng hy sinh thân mình cho người đàn ông mình yêu thương. Mặt khác, trong cách hành xử đó lại thể hiện sự cam chịu và kết quả là thường rơi vào tình trạng cô độc sầu khổ. “Iki” trong tiểu thuyết “nhân tình” (nhân tình bản) 人情本 còn được biểu hiện ra tuyệt vời hơn nữa. Trong tiểu thuyết nhân tình “Xuân sắc mơ lịch” (春色梅暦 Quyển lịch hoa mơ thời xuân sắc) của tác giả Tamenaga Shunsui 為永春水, phác hoạ những nhân vật điển hình sống theo lối “iki” này. Trong các ca khúc đàn samisen thời Edo 端唄, tuồng múa rối Joryuyri kiyomoto bushi 清元節, shinnai 新内, “iki” cũng tràn đầy.

6. Tuý 粋 (sui)
    Đây là một khái niệm đạo đức và mỹ học của thị dân thời Edo. Khái niệm “tuý” này được phát triển đầu tiên ở Osaka vào nửa sau thế kỷ 17. “Tuý” biểu thị cách hành xử của người đứng đầu về thời trang và thị hiếu, sở thích so với người cùng thời, người có lòng thông cảm với nỗi khổ người khác, thích ứng mình với mọi hoàn cảnh và hiểu thấu lòng người trong thế giới này. Những thương nhân ở Kyoto và Osaka trên bốn mươi tuổi, dư dả về tiền bạc là điển hình cho loại người này. Họ đã bỏ những năm sung sức truy cầu tài lộc và đã nắm được nó, nếm trải tất cả niềm vui hiện thế, đặc biệt ở chốn lầu xanh. Có quyền uy về nhị đại dục vọng của con người (二大欲望 tiền bạc và tình dục), họ là tấm gương cho những đàn ông khác cùng thời. “Sui” thường được miêu tả trong những tiểu thuyết “phù thế thảo tử” 浮世草子,[7] đặc biệt trong những nhân vật tiểu thuyết của Ihara Saikaku 井原西鶴.

7. Thông 通 (tsu)
    Khái niệm mỹ học thời Edo. Khái niệm này chỉ người am hiểu một điều gì đó, đặc biệt là am hiểu các khoản ăn chơi ở khu phố lầu xanh Yoshiwara. Cùng với việc tự mình thưởng thức bằng kinh nghiệm phong phú, anh ta cũng tự do đứng ngoài như một kẻ bàng quan. Những người có thể bắt chước được vẻ bề ngoài của “tsu” được gọi là “bán khả thông” (hankatsu 半可通) và những người hoàn toàn không hiểu về “tsu” thì được gọi là “yabo” (野暮 dã mộ - kẻ quê mùa). Ba hạng người này được khắc hoạ trong các tiểu thuyết đại chúng thời Edo như Kibyoshi 黄表紙 và sharebon 洒落本. Sau thời Minh Trị, “Tsu” không chỉ giới hạn ở ý nghĩa của kẻ am hiểu chốn hoa liễu nữa mà được mở rộng biên độ, sử dụng với ý nghĩa “kẻ nhanh nhạy biết cách đắc nhân tâm” 機転の利いた.

8. Gian 間 (ma)
    Ma 間 (gian) là một từ được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, đặc biệt là trong âm nhạc, vũ đạo và sân khấu. Khái niệm này mang ý nghĩa là khoảng trống về thời gian và không gian được phối trí một cách nghệ thuật 芸術的に配置した時間的、空間的余白を意味する. Bởi sự thiếu vắng âm nhạc và màu sắc mà “gian” có thể tạo nên một sự nhấn mạnh đến nhịp điệu hay thiết kế của toàn thể. Các nhà diễn tấu Nhật Bản trong truyền thống thường tự do kéo dài hay rút ngắn các đoạn nghỉ giữa chừng tuỳ theo sự giải thích của mình. Trong vũ đạo và sân khấu người trình diễn cũng thường tuỳ tiện chêm vào hay kéo dài các đoạn nghỉ của bài ca, lời thoại, và các động tác vũ đạo. Trong kịch No, khi khoảnh khắc và diễn viên ngừng lại mọi động tác là lúc đạt đến sự sự biểu hiện kịch tính cao độ. Đối với kịch Kabuki, giữa lời thoại và động tác phải làm bật lên được hiệu quả tối đa của sự bất động. Một trong những “gian” như thế đã được quy định trong các tư thế. Trong rakugo 落語 và manzai 漫才, “gian” đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tính hoạt kê.
    Khái niệm “ma”cũng được sử dụng ngoài nghệ thuật sân khấu trình diễn. Các hoạ sĩ Nhật Bản thường hay sáng tạo “những khoảng trống đầy ý nghĩa”, tức là sử dụng không gian một cách có thâm ý. Trong nghệ thuật đình viên, để nâng cao tính hiệu quả của thiết kế toàn thể, các nhà thiết kế thường phối trí không gian một cách có kế hoạch. Khái niệm “dư tình” (余情 yojo) và u huyền (幽玄 yugen) trong thơ tanka 和歌 có thể được xem là một dạng thức của khái niệm “khoảng trống” này.

9. Bi cảm もののあわれ
    Đây là một khái niệm văn học và mỹ học được phát đạt vào thời Heian 平安. Trung tâm của khái niệm này là một cách lý giải sâu sắc mạnh mẽ đối với cái đẹp mong manh ngắn ngủi của tự nhiên và mọi dạng thức của cuộc đời này. Bởi vậy thường thì khái niệm này hàm ẩn một sắc nét buồn nào đó nhưng tuỳ theo trường hợp và thời điểm, nó có thể đi cùng với sự tán thưởng, sùng kính hay niềm vui.
    Từ này được phục hoạt lại thông qua trước tác của Motoori Norinaga 本居宣長.[8] Theo Norinaga thì “aware” あわれ là sự kết hợp của hai từ cảm thán “a” あ và “hare” はれ. Hai tiếng này đều là tiếng tự nhiên phát ra khi tâm tình con người bị xúc động mạnh. Tầng lớp quý tộc triều đình thời Heian đã làm giảm sắc thái mãnh liệt về cảm tính của từ này và hạn định ý nghĩa của “aware” vào cái đẹp ưu nhã, cái u uất thầm lặng và hơn nữa nhấn mạnh đến tính vô thường của Phật Giáo. Tuy vậy, từ này dần dần mất đi ý nghĩa vui sướng và đền thời của Norinaga thì “aware” 哀れ chỉ còn biểu thị ý nghĩa của nỗi buồn bi ai, tiếng kêu cảm thán mà thôi.
    Norinaga là học giả đầu tiên trong khi nghiên cứu về “Nguyên thị vật ngữ” 源氏物語 nhận thấy rằng khái niệm “aware” là một khái niệm trọng yếu không chỉ hiện diện trong tản văn và thơ ca mà còn xuyên suốt trong toàn bộ nền văn học thời kỳ Heian. Và để phân biệt khái niệm này với “aware” chỉ nỗi buồn thương thống khổ được sử dụng thường xuyên trong thời của mình, Norinaga đã đặt lại tên cho khái niệm này là “mono no aware” もんおあわれ. Theo ý nghĩa của từ thì đó là “một cảm tình sâu sắc liên quan đến sự vật” ものごとにかかわる深い感情. Cho dù một người được nuôi dưỡng trong một nền giáo dục nào đi chăng nữa thì “nỗi buồn” vẫn là “nỗi buồn”. Nếu có người không thể nào cảm nhận được nỗi buồn thương thì người đó không có trái tim, không hề biết đến “mono no aware”. Theo suy nghĩ của Norinaga, “mono no aware” là một cảm tình đã được nâng cao, thuần tuý hoá, gần với điều sâu thẳm nhất của trái tim con người và tự nhiên. Do đó, cùng với đẹp ngắn ngủi phù du thì cái tâm biết nuôi dưỡng, làm phong phú thêm cái cảm nhận thấu hiểu về cái đẹp phù du đó là điều rất quan trọng.

10. Vô thường 無常 (mujo)
    Đây là một khái niệm của Phật Giáo, mang ý nghĩa tất cả mọi vật đều biến chuyển, có sinh ắt phải có tử ly. “Chư hành vô thường” 諸行無常 (vạn vật đều phù du) là đệ nhất trong tam pháp ấn giáo lý căn bản của Phật Giáo. Người Nhật truyền thống đã thấu hiểu được sự ngắn ngủi mong manh của vạn vật nên cảm giác vô thường đã trở thành một chủ đề trọng yếu của văn học. Những tác phẩm văn học thời trung đại như “Phương trượng ký” 方丈記, “Đồ nhiên thảo” 徒然草,[9] “Bình gia vật ngữ” 平家物語 được biết đến nhiều nhờ nhân sinh quan Phật Giáo này.

11. Okashi おかし
    Ý nghĩa căn bản của khái niệm này là “du khoái” 愉快 hay “tính hấp dẫn, mị lực” 魅力的, dùng để chỉ một phản ứng đối với cảnh sắc và sự vật tươi sáng và khách quan hơn khái niệm “aware”. Biên độ sử dụng của khái niệm “okashi” này rất rộng, đi từ niềm vui thưởng thức cái đẹp cung đình ưu nhã cho đến tiếng cười mang tính hoạt kê.
    Trong văn học triều đại Heian, ý nghĩa của từ “okashi” nhấn mạnh đến việc giám thưởng cái đẹp ưu nhã nói chung. Trong tác phẩm “Chẩm thảo tử” 枕の草子 của Sei Shonagon 清少納言, từ “okashi” này xuất hiện đến 446 lần và được dùng để miêu tả những cảnh như bình minh mùa xuân, liễu nảy chồi, tiếng côn trùng mùa thu, lễ hội, chiếc xe bò lội qua bãi cạn trong đêm trăng… Từ sau thời đại Kamakura, nghĩa của từ “okashi” nhanh chóng mang ý nghĩa tiếng cười hoạt kê. Diễn viên kịch No Zeami 世阿弥 đã định nghĩa chữ “Okashi” theo nghĩ rộng là “cái làm cho người ta cười” 人が笑うもの. Một cách tất nhiên, khái niệm này nối kết với văn học hoạt kê như kịch Kyougen 狂言 và thơ Senryu 川柳. Được sử dụng rộng rãi, khái niệm “Okashi” này đánh mất đi ý nghĩa mỹ học của mình và ngày nay chỉ còn là một hình dung từ đơn thuần mang ý nghĩa “cái hài hước”, “cái vui, điều thú vị” mà thôi.[10]

12. Tịch 寂び (sabi)
    Đây là một khái niệm thi ca do nhà thơ Basho và mộn hạ đề xướng. Dù khái niệm “sabi” này hướng đến ý thức mỹ học thời trung đại được kết hợp bởi các thành tố như tuổi già, sự cô độc, sự cam chịu, lặng lẽ nhưng đồng thời nó cũng bao hàm văn hoá thứ dân đa sắc thái thời Edo. Đôi khi khái niệm này còn mang ý nghĩa tương tự như “wabi” 侘び (đà), một khái niệm mỹ học trong trà đạo hay nhiều khi còn được dùng kết hợp với khái niệm “wabi”.
    Fujiwara no Toshinari 藤原の俊成, một thi nhân nổi tiếng lần đầu tiên sử dụng từ “sabu” さ?, một từ ngữ liên quan đến khái niệm “sabi” trong khi miêu tả cảnh đám sậy ven bờ biển lụi tàn vì sương gió, nhấn mạnh đến ý nghĩa hoang lương và cô độc. Sau đó các nghệ thuật gia thời trung đại như Zeami và Shinkei đã đặt nặng ý nghĩa của “sabi” vào nỗi hoang lương, và cái đẹp lạnh lùng sinh ra từ đó. Căn cốt của khái niệm này là một vũ trụ quan điển hình của những tín đồ Phật Giáo trung đại, những người đã nhận ra sự cô độc hiện hữu của con người, phó mặc thân mình cho nó và cố gắng tìm kiếm cái đẹp ngay trong sự cô độc.
    Ngay chính bản thân Basho 芭蕉, dù hầu như không viết gì về “sabi” cả, nhưng từ những giám định các bài haiku của đệ tử, ta có thể thấy dường như Basho đã thay đổi ý nghĩa của từ “sabi” thời trung đại. Chẳng hạn như trong bài haiku sau đây của người đệ tử Mukai Kyorai 向井去来, Basho đã tìm thấy “sabi”

花守や

白きかしらを

突合せ

Dưới tán hoa đào
Hai mái đầu bạc
Chụm vào nhau

    Theo như bài thơ này, cái đẹp hào hoa của những bông anh đào trắng được đặt đối lập với cái đẹp vô sắc của mái đầu bạc. Nhờ sự kết hợp mang giá trị đối lập về mỹ học này mà ý nghĩa của sự cô độc được nâng lên một tầm mức cao hơn. Những người ý thức được về sự vô thường của kiếp người thì sẽ chẳng hề sợ hãi sự cô độc và sự suy tàn thể xác. Hơn thế, họ chấp nhận sự thực ấy trong một nỗi cam chịu lẳng lặng và thậm chí tìm thấy trong đó suối nguồn của niềm vui.

13. Shibui 渋い
    Đây là một tính từ dùng để biểu hiện một vẻ đẹp vi diệu, khiêm nhường và gây cảm động sâu xa, được những nhà nghệ sĩ và người am hiểu nghệ thuật thời Muromachi 室町 sử dụng lần đầu tiên. Khái niệm này không những được sử dụng cho những biểu hiện của thanh điệu, khẩu vị sở thích, thiết kế, màu sắc mà còn sử dụng cho toàn thể tác phong cư xử của con người. Khái niệm này bắt nguồn từ ý thức mỹ học thời trung đại, có quan hệ đến và đôi khi được sử dụng chồng chéo với các khái niệm khác như “wabi” 侘び, “sabi” 寂びvà “iki” 粋.
    Vào thời Edo, những thị dân trở nên ưa chuộng với những vẻ đẹp khiêm nhường tinh tế và do đó từ “shibui” 渋い này được sử dụng rộng rãi. Từ giọng hát mềm mại của danh ca Kouta 小唄, vai diễn đầy kỹ thuật của nghệ sĩ, hay bức hoạ giản phác trên đồ gốm sứ, tất cả những vẻ đẹp có sức lay động lòng người đều được xưng tán là “shibui”. Cái đẹp hoa lệ là cái của người chưa từng qua rèn luyện, còn “shibui” là cái của bậc sành sỏi không bị cuốn vào cái rực rỡ bề ngoài.
    Sự yêu thích cái “shibui” còn tiếp tục đến thời hiện đại và đã trở thành một yếu tố của mỹ học cơ bản, được áp dụng trong kiến trúc, trang trí nội thất, nghệ thuật gốm sứ và các loại hình nghệ thuật khác.

14. Kính 敬 つつしみ
    Một khái niệm triết học do nhà nho Chu Tử (1130-1200) của Trung Quốc khởi xướng, được biểu thị trong câu “tồn tâm tự kính” 存心自敬 cunxin chijing (sonshinnjikei) có nghĩa là giữ gìn sự tôn kính nuôi dưỡng bản tâm. Những tư tưởng gia thời Edo giải thích ý nghĩa của “tsutsushimi” chia làm hai trường phái chính. Trường phái của Yamazaki Ansai 山崎 闇斎 xem đó như là luật đạo đức quan trọng của Nho giáo, được áp dụng vào trong tất cả hoạt động của cuộc sống hàng ngày. Còn trường phái của Ito Jinsai 伊藤仁斎 đề xướng cách giải thích từ đạo đức nghiêm khắc và cho rằng “kính” chẳng qua chỉ là một phương cách đạo đức. Từ “kính” được sử dụng trong cuộc sống đời thường biểu thị nhiều ý nghĩa như “khiêm nhượng” 謙遜, “biết thận trọng, suy xét” 分別, và “tự chế” 自制 …

15. Hữu tâm 有心 (ushin)
    Đây là một khái niệm mỹ học được sử dụng vào đầu thời Kamakura, đặc biệt sử dụng để phân biệt giữa waka 和歌 và renga 連歌, nghiêm túc, ưu mỹ đối lập với kyoka 狂歌 (cuồng ca) “vô tâm” 無心. Trước đó từ này chỉ biểu thị ý nghĩa “suy xét cẩn trọng”, “có lực nhìn xuyên thấu” rồi dần dần mang ý nghĩa tính cảm thụ mỹ học và sở thích khẩu vị đã được mài giữa. Ý nghĩa của khái niệm “hữu tâm” này hoàn toàn khác với khái niệm “hữu tâm” trong Phật Giáo, vốn mang ý nghĩa là sự chấp trước vào thế giới này và đối lập với nó là “vô tâm”, biểu thị sự trống rỗng (giác ngộ 悟り) hay sự ly thoát khỏi triền phược của thế giới này.

16. Wabi 侘び
    Đây là một khái niệm đạo đức và mỹ học đề xướng ra sự tuyệt diệu của cuộc đời nhàn tịch, thanh thản, lìa xa khỏi thế tục. Bắt nguồn từ những ẩn sĩ thời trung đại, khái niệm này nhấn mạnh đến tinh thần cao viễn, tịch tĩnh với cái đẹp giản phác nguyên sơ. “Wabi” được xem như là khái niệm trung tâm của mỹ học trà đạo, và cũng thường được thấy trong waka 和歌, renga 連歌, haiku 俳句, và tinh thần của khái niệm này xem như tương thông với “sabi” 寂び và “furyu” 風流.
    Từ nguyên của “Wabi” bắt nguồn từ động từ “wabu” わぶ (sự tàn phai, u uẩn), và hình dung từ “wabishii” わびしい (sự cô độc, chán chường), đầu tiên chỉ nỗi thương đau của kẻ rơi vào cảnh khốn cùng. Nhưng với tầng lớp tri thức khổ hạnh thời Kamakura và Muromachi, thì chính nỗi cùng khốn và cô độc đã giải phóng con người cả về tâm và vật (物心両面 vật tâm lưỡng diện), và ẩn sau sự thiếu vắng cái đẹp bề ngoài là một cái đẹp cao hơn và tươi mới hơn trong nội tâm. “Wabi” do đó được phát triển trở thành một khái niệm mang tính tích cực, khẳng định. Khái niệm “wabi” mới này đặc biệt được các trà nhân phát triển. Trong số đó có Sen no Rikyu 千利休,[11] người đã đưa tinh thần của Thiền Tông vào trà đạo, nhấn mạnh tính quan trọng của việc tìm kiếm cái đẹp giản phác, tìm cái phong phú trong sự nghèo nàn và đã nâng cao tính nghệ thuật của trà đạo lên một mức chưa từng thấy. Bài waka sau đây của Fujiwara Sadaie 藤原定家 thường được trích dẫn như một biểu hiện cốt tuỷ của tinh thần “wabi”:

見渡せば

花も紅葉も

なかりけり

浦の苫屋の

秋の夕暮れ

Khi nhìn ra xa
Hoa và lá đỏ
Trơ lại cành không
Chỉ túp lều trên bãi cạn
Trong chiều thu mênh mông

17. Dư tình 余情
    Một khái niệm mỹ học rất được các nhà thơ waka coi trọng. Theo đúng từ nguyên Hán tự thì khái niệm này có nghĩa là “cái tình ý còn dư ba” 有り余る情意 nhưng thường được dịch là “hàm ý” 含み. Cái “dư tình” trong thơ waka thêm vào ý nghĩa trên văn tự, biểu hiện được “ý ở ngoài lời”. Trước thời cận đại, từ này được đọc là “yosei” よせい và được sử dụng rất nhiều trong các bản phê bình waka từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Đôi khi, khái niệm này được sử dụng với ý nghĩa ở trên, đôi khi nó được sử dụng tương thông với khái niệm “u huyền” 幽玄 (yugen). Theo những nhà thơ waka như Fujiwara no Toshinari 藤原俊成, con trai của ông là Fujiwara no Sadaie 藤原定家, và Kamo no Chomei 鴨長明, “dư tình” là một khái niệm mỹ học của văn học, mang tính phức hợp, dùng để đánh giá thơ waka trong mức độ phong phú về tính tượng trưng tiêu biểu như những ám chỉ vi diệu, ẩn dụ tinh xảo, hay lối biểu hiện bí ẩn của ngôn từ.
    Khái niệm “dư tình” cũng thường được thấy ngoài các bản phê bình thơ waka. Konbaru Zenchiku 金春禅竹 trong khi bàn luận về kịch No 能 đã chủ trương tính cần thiết cho người xem cảm thấy được những cảm xúc không thể hiện ra bên ngoài. Khái niệm này cũng được biểu hiện trong câu nói của hoạ sĩ Tosa Mitsuoki 土佐光信 rằng “khoảng trắng là một phần của bức tranh” 空白は絵の一部である hay tiềm ẩn trong những bài thơ haiku của Basho. Dù cho về sau này, khái niệm “dư tình” bị cái bóng của “yugen” che khuất nhưng “dư tình” vẫn được xem là khái niệm quan trọng bậc nhất, căn để nhất của nền mỹ thuật và văn học Nhật Bản.

18. U huyền 幽玄
    Một khái niệm mỹ học được các nhà thơ waka và tác gia kịch No đề xướng từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15. “Yugen” 幽玄 mang một ý nghĩa rộng chỉ bầu không khí mang tính thần bí, u ám, thâm sâu, ưu mỹ, tính nước đôi, tĩnh lặng, biến chuyển và buồn thương. Theo bản nguyên, khái niệm này ở Trung Quốc để miêu tả những điều thâm sâu mà con người không thể thấy và lý giải được. Từ này cũng được sử dụng nhiều trong Phật Giáo, biểu thị chân lý tối hậu không thể nắm bắt bằng tri tính.
    Vào thế kỷ 12, khái niệm “yugen” đã trở thành khái niệm không thể thiếu của thơ waka, được đồng nhất với khái niệm “dư tình”. Căn để của sự biến hoá này nằm ở nhận thức mỹ học là thơ waka cần phải biểu hiện cảm xúc một cách thâm diệu, cực tinh tế và do đó chỉ có thể biểu hiện bằng cách uyển ngữ, thông qua “dư tình”. Fujiwara no Toshinari 藤原俊成 viết rằng “một bài thơ ưu tú phải khơi gợi ra một ý nghĩa ám thị mà không sử dụng ngôn ngữ hay hình thức thừa thãi” 優れた和歌は言葉や形で過剰に表現しなくても暗示的意味を喚起する. Và trong ví dụ dẫn chứng, một bài tanka về trăng mùa thu, tuy trong đó không miêu tả nhưng độc giả vẫn có thể cảm nhận được tiếng nai kêu. Vào thế kỷ 13,14, khái niệm “u huyền” tuy vẫn mang hàm ý của “dư tình” nhưng nghiêng về biểu hiện cái đẹp ưu nhã, siêu vượt trần thế. Sự thay đổi này là do ảnh hưởng của con trai Toshinani, nhà thơ Fujiwara no Sadaie 藤原定家. Tác gia kịch No Zeami 世阿弥 là người thể hiện khái niệm “Yugen” theo ý nghĩa này. Vào thế kỷ 15, trong số nhiều yếu tố của “yugen”, thì sự cam chịu lặng lẽ chiếm vị trí trung tâm nội hàm khái niệm.
    Khái niệm “yugen” chiếm vị trí hạt nhân của mỹ học thời trung đại vẫn còn gây ảnh hưởng sâu rộng đến những thời đại sau. Sự phát triển của những khái niệm như “wabi” và “sabi” đều dựa phần lớn trên yếu tố tinh thần mà khái niệm “yugen” đã nuôi dưỡng.
    Hoàng Long dịch từ nguyên tác Nhật ngữ
Dịch xong tại Nagoya, ngày 19/1/2011

_________________________

[1]Thời Bình An平安時代 (794-1192) thời kỳ văn chương nghệ thuật phát triển rực rỡ. Tác phẩm “Nguyên thị vật ngữ” 源氏物語 do Murasaki Shikibu 紫式部 sáng tác, được xem là quyển tiểu thuyết đầu tiên của thế giới cũng ra đời vào thời kỳ này.
[2]Nguyên văn: 簡素は、内在する本質を如実に表現しようとする模倣の概念にとって必然的結果であり、象徴的表現を強調するものであった
[3]Thời Minh Trị 明治時代 (1868-1912).
[4]Nguyên văn: 日本人は、自然の大きさと簡潔性を 表現するために、ぽつんと 置いた花瓶に 野の花を 一輪だけ 活けたのである
[5]Thời Muromachi 室町時代 (1392-1573).
[6]Tuy cùng viết một chữ Kanji là tuý 粋 nhưng có hai cách đọc là iki và sui. Mỗi cách đọc là một khái niệm mỹ học khác.
[7]Một loại tiểu thuyết sắc tình thời Edo mà Ihara Saikaku 井原西鶴 (1642-1693) là tác gia tiêu biểu với những tác phẩm “Một kẻ đa tình” “Hiếu sắc nhất đại nam” 好色一大男, “Năm người đàn bà si tình”“Hiếu sắc ngũ nhân nữ” 好色五人女...
[8]本居宣長 (Bản Cư Tuyên Trường) (1730-1801), học giả thời Edo, một trong tứ đại học giả nghiên cứu về quốc học Nhật Bản. Ông đã bỏ ra ba mươi năm nghiên cứu “Cổ sự ký” 古事記để viết nên tác phẩm “Cổ sự ký truyện” 古事記伝. Ngoài ra, trong trước tác nghiên cứu về “Nguyên Thị vật ngữ” 源氏物語玉のおぐし, ông đã đưa ra khái niệm “mononoaware” là bản chất của tác phẩm này.
[9]Cả hai tác phẩm Phương trượng ký (Cảm nghĩ trong am) của Chomei và Đồ nhiên thảo (Buồn buồn phóng bút) của tu sĩ Kenko đề đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân dịch và chú giải rất công phu. Quý độc giả có thể xem ở trang http://www.erct.com/2-ThoVan/NNT/BBPB-0-Loingo.htm
[10]Quả vậy, từ “okashii” おかしい hiện giờ được dùng như tính từ và được viết bằng hai chữ Kanji “khả tiếu” 可笑しい cái đáng cười, và có nghĩa là điều gì đó kỳ lạ, buồn cười.
[11]Thiên Lợi Hưu 千利休, (1522-1591) một trà nhân nổi tiếng thời Đằng Sơn (桃山時代 Momoyama 1573-1598), người tựu thành chi phái Wabicha 詫びちゃ, chú trọng đến sự giản phác và tịch tĩnh. Được cả hai lãnh chúa Oda Nobunaga 織田信長 và Toyotomi Hideyoshi 豊臣秀吉 trọng vọng nhưng cuối cùng phải mổ bụng tự sát vì cơn giận dữ của Hideyoshi.
-----------------
    Nguồn: Chương 1 “Mỹ học” 美学, trong quyển sách song ngữ Nhật-Anh “Linh hồn Nhật Bản” 英語で話す日本の心 / Keys to the Japanese Heart and Soul, do Suzuki Setsuko 鈴木節子  chủ biên (Bunkyō, Tokyo: Kodansha International 講談社, tái bản lần thứ 8 năm 1997), 14-45.

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Lảm nhảm ba cái thứ VĂN HOÁ


    Ở đường Đê la thành, Hà Nội, Việt Nam có một trường đại học, gọi là trường đại học Văn hoá. Trường khá to và bề thế. Nói thực là đến bây giờ tôi vẫn lơ mơ không biết nó dạy cái gì, mặc dù tôi cũng có người quen học ở đó. Cũng có lẽ vì thế mà ở nước ta, đất nước ngàn năm văn hiến sản sinh ra không biết bao nhiêu thứ được gắn tên văn hoá. Và cái gì không gọi tên được thì gọi là văn hoá. Trong kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể, thời hậu đổi mới cống hiến các khái niệm “văn hoá” sau, vật hay phi vật thể còn tuỳ:
- Văn hoá phong bì: Nôm na là hối lộ. Tất tần tật, phong bì hết, ma chay cưới hỏi, lễ, tết thăm người ốm người đẻ và ngày 20-11. :)
- Văn hoá từ chức: hê hê, cái này có quá ít ví dụ để liệt kê, nhưng ngài Trần Đăng Tuấn từ chức là một ví dụ gây lùm xùm trên báo chí gần tháng trời .
- Văn hoá xếp hàng: Cái này rất hữu dụng, ai xếp hàng mua vé tàu xe biết nhau ngay, chen lấn, xô đẩy, chơi bẩn, chửi bới, giáp lá cà… món gì cũng có. Từ văn hoá xếp hàng mà sản sinh ra một loạt động vật trùng tên , gọi là cò, có nhiều loại cò: cò công chứng, cò nộp thuế, cò đất ...
- Văn hoá giao thông: Nói ra rả cả ngày trên các phương tiện truyền thông. Đi ẩu, đi láo, rồi qua cầu húc nhau, phóng nhanh phanh gấp, giành đường vượt ẩu và “anh hùng… núp”, bây giờ không thèm núp nữa rồi vì các chú áp dụng văn hoá phong bì, hoặc văn hoá xem giấy tờ.
- Văn hoá đái đường: cái này khai thối lắm, không liệt kê ra đây.
-Văn hoá học đường: các cá nhân tiêu biểu cho phong trào này, Nguyễn Thiện Nhân: đánh trống bỏ dùi, quốc trưởng Sầm Đức Xương, rồi các học sinh ưu tú đoạt danh hiệu “Katate Kid”.
-Văn hoá đào đường: thứ văn hoá này làm dân thành thị vô cùng khốn khổ, cha mẹ các bên có trách nhiệm, cứ gần tết, thời điểm dân mặt đường kiếm ăn cho cả năm, nó cứ kéo cái máy cưa đến đào đào cắt cắt, tắc đường bụi bặm, bẩn thỉu, và rồi thì nham nhở như cái nghĩa địa.
    Gần đây sản sinh ra một thứ gọi là “văn hoá nghị trường” cái này nghe có vẻ to tát nhưng nó chỉ đáng để nói vì hội họp ở ta, trước nay mọi người nói dối và ngủ gật quen rồi, nay có ông nghị phát hơi máu lên mới thành ra vấn đề văn hoá. Đi cùng với nó là “văn hoá tranh luận”, cái này ép các ngài bô trưởng cũng khó vì thói dối trá, nguỵ biện cùng với gốc gác bất tài, tham lam vô trách nhiệm ăn vào máu mất rồi.
Đầu năm liệt kê vài cái cho vui nhà vui cửa :)
---
P/s: tranh vui của LAP, lấy trên báo Thể thao&văn hóa
Cùng với các Phản Văn Hoá này là các loại phản quốc hay quốc loạn xà ngầu này .

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

Please Face me !


    Thay vì trao đổi số điện thoại, danh thiếp để quen thân hơn..., các thành viên facebook nói "Face me". Một sự thay đổi đáng kinh ngạc và thú vị mà thế giới mạng đem lại cho xã hội, khi mà cái ảo mô phỏng cái thật ngày càng sinh động. Trên xã hội ảo đó, người ta có lý lịch, có cá tính, có các mối quan hệ ràng buộc, người ta tự do nói chuyện, kết bạn, lập nhóm lập hội, lập công ty... người ta thể hiện trạng thái tình cảm vui buồn lên "wall", người ta thích, không thích, không có ý kiến, có thể nói hoặc chỉ "nghe" người khác nói ..he.. he. Chưa bao giờ thấy bóng cảnh sát, quản lý hoặc các thể chế luật pháp nào cả. Các thể chế có "quyền" đều ẩn hoặc rất kín đáo, có vẻ họ rất lịch sự hoặc giả họ sợ các "công dân" trong "cộng hòa Facebook" nổi giận. Mọi người trong đó đều rất tự do, nhất là quyền thể hiện cá nhân: nói, bình luận, viết lách, xuất bản..., tự do gần như tuyệt đối. Với một hạ tầng mạng mạnh, cùng với sự "nhân cách hóa" trên Facebook mở rộng ranh giới từng giờ từng phút. Nó lần lượt lấn át các mạng xã hội khác, các diễn đàn thậm chí các game online, vốn chỉ hấp dẫn trẻ con.
    "The Social Network" miêu tả những con người sáng tạo lên Facebook, nhất là nhân vật chính Mark Zuckerberg. Trong phim anh này được mô tả như một "siêu nhân", ít lời, nhưng một khi mở miệng thì lời ra như súng liên thanh, mỗi từ mỗi câu đều chính xác nhanh gọn, như những viên đạn găm vào lí lẽ và chặn đứng đà suy luận, diễn giải của đối thủ. Tất cả cũng chỉ để phục vụ cho mục đích, Mark rất thông minh, có một niềm đam mê vô bờ bến với công nghệ thông tin. Anh có thể làm việc (coding) 15 đến 36 giờ liên tục, và làm đến khi ngủ gật mới thôi. Với vẻ ngoài lạnh lùng đó nhưng Facebook ra đời trong một hoàn cảnh rất "tình". Thất tình, chàng lên mạng, nói xấu bạn gái, thâm nhập (hack) cơ sở dữ liệu sinh viên của trường (Havard), tạo ra một chương trình so sánh độ hấp dẫn của các sinh viên nữ, mục đích cũng chỉ để hả cơn giận với cô gái đã từ chối mình. Sự lôi cuốn của ý tưởng và những thành công của mạng Facebook cứ thế kéo Mark vào vòng xoáy công việc. Facebook lớn dần và ta thấy Mark cũng dần khác người, trở lên giống máy tính... he he. Phim có nhiều tình tiết gây cười rất thú vị, nhất là những ai có biết tí chút về công nghệ thông tin, những ai nghiền Facebook. Một vị hiệu trưởng rất sáng suốt trong bộ dạng già nua cổ lỗ với câu nói "... ở Havard này, ngày nào chẳng có phát minh mới, các cậu cũng về sáng tạo cái gì đó đi, thay vì lên đây vì một việc vớ vẩn...", rồi chân dung của người sáng lập ra napster, trang download nhạc số- góp phần làm thay đổi toàn diện ngành kinh doanh âm nhạc..., rất nhiều những chi tiết nhỏ nhưng ấn tượng trong một mạch phim nhanh, gấp gáp đầy lôi cuốn. Và cuối phim, kết lại, Mark vẫn là một "chàng trai đa cảm" ngồi ấn phím F5 (refresh), chờ đợi hồi âm (chấp nhận anh là một friend trong freind list trên facebook của cô ấy- please facebook me ) của người con gái mà anh luôn nghĩ tới từ những ngày đầu tiên. Nhạc phim cũng là một dấu ấn đáng nhớ, nhanh và dồn dập, như phim .. rùng rợn. Cái kết đầy nhân bản đó khép lại những trang đầu đầy sôi động của chàng trai tài năng Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook.
    Vậy là trong một ngày đẹp giời, các nhà cung cấp dịch vụ Internet bảo nhau cùng "cấm cửa" thượng đế của mình đến với một trong những mạng xã hội lớn nhất hiện nay "FACEBOOK". Việt nam không chia sẻ công dân của mình với "Cộng Hòa FaceBook". Họ không được phép gia nhập quốc gia mà ở đó họ có quyền là bọn "xấu", bọn "phản động", được góp ý "đểu" cho đảng, được chọc ngoáy chửi bới, lói lày lói lọ mà không bị ai bỏ tù, he he. Ở đó tự do ngôn luận, miễn là anh không gây hại cho ai, không hack, không xúc phạm cá nhân .vv..v tóm lại: không gây hại thực sự đến ai. Mọi công dân trong Facebook đều bình đẳng. Và hình như sự bình đẳng này làm ngứa mắt một số người có quyền hạn, thế là Facebook được rào lại. Ai muốn qua thì phải biết trèo tường. Chỉ khổ các công ty, các doanh nghiệp, người là ăn nhỏ lẻ mất đi một môi trường kinh doanh lý tưởng, một không gian xã hội để quảng cáo sản phẩm hình ảnh của mình. Các "nông dân" và "thị dân" không còn điều kiện chăm sóc nông trại và thị trấn , họ sẽ được đọc nhiều tin người tốt việc tốt hơn.
    Và "Mạng xã hội" có lẽ sẽ không bao giờ được công chiếu ở nước ta, vì nước ta không cho phép công dân của mình có 2 "quốc tịch", he he, họ sẽ không được vừa làm chủ đất nước vừa hưởng quyền dân chủ (dù là ảo) he he. Nói là phải nghe ngóng trước sau trên dưới. Xem và nghe những điều hay lẽ phải, cấm nghe đài địch :). Và để tránh vẽ đường cho hươu chạy, tạo ra nhiều hacker, nhiều kẻ "vượt biên" thì tốt nhất không quảng bá cho Facebook. Phim dù hay, dù ăn khách thì cũng ... ở ngoài rạp.
    Và ở một lúc nào đó, trong sự cô đơn cùng cực, những kẻ "ai cũng biết là ai đó" và những kẻ "đố dám gọi tên ra" gọi điện cho mọi người tha thiết "please Face me" , nhưng lại phát âm thành "pờ ní, phắc - mi". :)
---
P/S: Đạo diễn David fincher từng làm alien 3, se7en: thảo nào, nhạc phim kinh dị vaizzz
nguồn ảnh: lấy trên internet.

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

___Ngôn ngữ xì - tin

    Sau khi vật vã với vài câu xì -tin, tôi quyết định nhờ gu gờ "dịch" mớ ký tự này, chủ yếu để có thể bớt ngu ngơ trên Facebook, khi gặp biến có cái dùng tra cứu, hoặc khi gặp aliens hay predator thì biết đường mà "xin xỏ" , khà khà.
“ †|Cl¥ ]_Cl` (µ "])Cl] [†| (µº(" /º] §º ]º†|Cl][...??? ”
(hay là cứ đánh cược với số phận).
“3m thi 3m +)3cH tH3^? hI3^u +)uoc”
(em thì em đếch thể hiểu được)...
“To^j dda^u co� lo^~j gj` co* chu*”
(tôi đâu có lỗi gì cơ chứ).
Các bạn tin thậm chí còn viết một phần mềm để dịch ngại ngữ này ra tiếng việt và ngược lại.
Còn đây là một là tâm thư rất kỳ công (quái)
…..vCl]`])iF_µ`/v\µº]\[’ ]\[º]’……...
(º’ ]\[†|µ]\[(¬? ])]F_µ` ††|Cl† §µ ]<º ††|F_? 3]F_†’ †Pvµº(’ ])(. 3º]~ (Cl]’ v]F_]\[~ (Cl]\[†|? ]<†|] ])º’ ])]F_]\[~ PvCl v\/Cl’ †|ºCl]\[` †|Clº? , v\/Cl’ ])F_]º ]<†|]F_]\[’ PvF_ ]_Cl]v[` †µº]\[(¬? §F_~ (º’ 1 ]v[º]’ †]]\[†| ])Cl]` ]_Clµ.†|Cl] ]\[Cl]v[ (µ]\[(¬~ ]_Cl` 1 ]<†|ºCl]\[(¬~ ††|º]` (¬]Cl]\[ \v/Cl’ ])Cl]`.PvF_ ††|Cl† §µ ]v[Cl]\[~ ]\[(¬µ¥]\[ \/º]’ ])]F_µ` ]\[Cl¥`.]\[†|µ]\[(¬ /v\º] ††|µ’ (†|Cl]\[(¬~ 3Clº (¬]º` “3Cl]\[(¬` ]º†|Cl]\[(¬?” (Cl~.]\[†|µ]\[(¬~ ]<†|º’ ]<†|Cl]\[,(µ]\[(¬`(µ(,]\[†|~ 3] \v/Cl]\[,])Clµ ]<†|º~,/v\Cl†’ ]\[]F_/v\` †]]\[ ,]\[†|~ ]_º †ºCl]\[ , /v\Cl†’ /v\Cl†’ vCl` (µº]’ (µ]\[(¬` ]_Cl` ]\[†|~ (¬]º† ]\[µº(’ /v\Cl†’ ]_Cl` ]\[†|µ]\[(¬~ ])]F_µ` ]_µº]\[ (¬Cl]\[’ ]_]F_]\[` vº]’ /v\º]~ (º]\[ ]\[(¬µº]`.(º’ Cl] ])º’ ]\[º]’ PvCl]\[(¬` “(†|]? ]<†|] ]\[Clº` 3Cl]\[ ])Clµ ]<†|º? ])F_]\[’ 99% ††|]` ]_µ(’ ])º’ 3Cl]\[ §F_~ ])º]\[’ ]\[†|Cl]\[ ])( 1% ]\[]F_/v\` †|Cl]\[†| ]º†|µ(’ vCl’ /v\º]’ †|]F_µ? ])( (¬]Cl’ †Pv] ])](†|’ ††|µ( ºF (µº( §º]\[(¬’.(†|Cl]\[(¬? ]_F_~ (§ ††|Cl† §µ ]\[(¬†|]F_† ]\[(¬Cl~ ])F_]\[’]\[†|µ vCl¥?
]\[(¬Cl¥ ]_µ(’ ]\[Cl¥’ ])Cl¥ PvF_ (Cl/v\? ††|Cl¥’ /v\]]\[†|` 3Cl†’ ]_µ( , ¥F_µ’ ])µº]’,††|]F_µ’ 3Cl]\[? ]_]]\[†|~ ]<†|] ]<†|º]\[(¬ ††|F_? ]_º ]_Cl]\[(¬’ (†|º F_/v\ ]\[†|µ ]\[(¬µº]` ]<†|Cl(’.
PvF_ ]<º ††|F_~ º~ 3F_]\[ (Cl]\[†| ])F_~ Cl]\[ µ]~ F_/v\,]_º ]_Cl]\[(¬’ (†|º F_/v\ /v\º] ]\[(¬Cl¥`,PvF_ (†|]? (º]\[` 3]F_†’ \/]F_†’ F_]\[†Pv¥,†Cl†’ (Cl? ]\[]F_/v\` †]]\[ PvF_ ])F_µ` ])Cl† \/Clº` ]\[†|µ]\[(¬~ F_]\[†Pv¥ ]\[†|µ ††|F_’ ]\[Cl¥`….
(º’ ]_F_~ PvF_ ]º†|Cl]~ †PvCl]\[†|’ /v\Cl† F_/v\ (Cl]\[(¬` >
])Cl~ ])F_]\[’ ]_µ(’ ]<†|F_]º’ ]_º]\[(¬` ]_Cl] (†|Cl]\[(¬?…
(Cl]’ §µ¥ ]\[(¬†|]~ “]<†|] F_/v\ (Cl]\[(¬` (¬Cl]\[` (¬µ]~ Cl]\[†|,††|]` Cl]\[†| §F_~ (Cl]\[(¬` ]_Cl/v\` ]<†|º~ F_/v\ †|º]\[” (µ’ ])Cl]\[` \/Cl†. PvF_,PVF_ ])Cl]\[(¬ ]\[(¬º` \/µ(. \/F_` †]]\[†|` (Cl/v\ (¬]µCl~ 2 ])µCl’ ,PvF_ (Cl/v\~ ††|Cl¥’ /v\]]\[†| ††|Cl† §µ ]<º ><µ]\[(¬’ ])Cl]\[(¬’ ])F_~ ])F_]\[’ \/º]’ F_/v\.
PvF_ §º PvCl]\[(¬` PvF_ (Cl]\[(¬` ]µ F_/v\ ††|]` F_/v\ §F_~ ]\[(¬†|]~ PvF_ ††|µº]\[(¬ †|Cl] F_/v\.§º ]_Cl/v\’.††|Cl† §µ PvCl†’ §º.
PvF_ ]º†|Cl]~ ]_Cl/v\` §Clº???\/Cl` 3]F_†’ ])F_]\[’ 3Clº (¬]º` PvF_ /v\º]’ ])º]\[’ ]\[†|Cl]\[ ])(
1% ]\[]F_/v\` ††|Cl]\[†| ]º†|µ(’ ]<]Cl
….†|Cl¥ ]_Cl` (µ’ “])Cl]\[†|’ (µº(” \/º] §º ]º†|Cl]\[…???

đây là bài dịch của một số bạn trên diễn đàn www.free4vn.org

…..vaìdieùmuon’ noi’……...
co’ nhung? dieù that su không thẻ 3iet’ tpvuoc’ dc. 3oĩ cai’ vien~ canh? khi do’ dien~ pva v\/a’ hoan` haỏ , v\/a’ dep khien’ pve laiv[` tuong? sẽ co’ 1 iv[oi’ tinh daì laụhai naiv[ cung~ là 1 khoang~ thoì gian qua’ daì.pve that su iv[an~ nguyn \/oi’ dieù naỳ.nhung moi thu’ chang~ 3ao gp` “3ang` phang?” cã.nhung~ kho’ khan,cung`cuc,nh~ 3i quan,dau khõ,mat’ niem` tin ,nh~ lo toan , mat’ mat’ và cuoi’ cung` là nh~ gpt nuoc’ mat’ là nhung~ dieù luon gan’ lien` voi’ moĩ con nguoì.co’ ai do’ noi’ pvang` “chỉ khi naò 3an dau khỏ den’ 99% thì luc’ do’ 3an sẽ don’ nhan được 1% niem` hanh phuc’ va’ moi’ hieủ được gia’ tpvi dich’ thuc of cuoc song’.chang? lẽ cs that su nghiet ngã den’nhu vaỷ
ngay luc’ nay’ day pve cam? thay’ minh` 3at’ luc , yeu’ duoi’,thieu’ 3an? linh~ khi khong thẻ lo lang’ cho em nhu nguoì khac’.
pve không thẽ õ 3en canh dẽ an uĩ em,lo lang’ cho em moi ngaỳ,pve chỉ con` 3iet’ \/iet’ entpvy,tat’ cả niem` tin pve deù dat \/aò nhung~ entpvy nhu the’ naỳ….
co’ lẽ pve phaĩ tpvanh’ mat em cang` >
dã den’ luc’ khep’ long` lai chang?…
cai’ suy nghĩ “khi em cang` gan` guĩ anh,thì anh sẽ cang` lam` khõ em hon” cu’ dan` \/at. pve,pve dang ngò \/uc. \/è tinh` cam giuã 2 dua’ ,pve cam~ thay’ minh that su không >pve so pvang` pve cang` không em thì em sẽ nghĩ pve thuong hai em.so lam’.that su pvat’ sọ
pve phaĩ lam` saỏ??\/à 3iet’ den’ 3ao gp` pve moi’ don’ nhan dc
1% niem` thanh phuc’ kia
….hay là cu’ “danh’ cuoc” \/oi so phan…???

((Dich boi V2V)
Phỏng đoán ký tự
Pv = R
F_ = E
( = C
Cl = a
]\[ = N
(¬ = G
(Cl]\[(¬`= CÀNG nên (Cl]\[(¬` > là càng ngày càng tăng

còn đây (có lẽ )là bản dich gốc (của bạn kunkun89: cũng trên diễn đàn www.free4vn.org)

...Vài điều muốn nói..
Có những điều ko thể bít trước được, bởi cái viễn cảnh khi đó diễn ra quá hoàn hảo, quá đẹp khiến lầm tưởng sẽ có 1 mối tình dài lâu, 2 năm cũng là 1 khoảng thời gian quá dài, thật sự mãn nguyện với điều này. Nhưng mọi thứ chẳng bao giờ "bằng phẳng" cả. Những khó khăn cùng cực, những bi quan, đau khổ, mất niềm tin, những lo toan, mất mát........Cuối cùng là những giọt nước mắt, là những điều luôn gắn liền với mỗi con người. Có ai đó nói rằng: "Chỉ khi nào bạn đau khổ đến 99% thì lúc đó bạn sẽ đón nhận được 1% niềm hạnh phúc.....mới hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Chẳng lẽ thật sự nghiệt ngã đến như vậy ?
Ngay lúc này đây, cảm thấy mình bất lực, yếu đuối, thiếu bản lĩnh khi không thể lo lắng cho em như người khác, không thể ở bên cạnh để an ủi em, lo lắng cho em mỗi ngày, chỉ còn biết viết entry, tất cả niềm tin đều đặt vào những entry như thế này.
Có lẽ phải tránh mặt em càng xa càng tốt.
Đã đến lúc khép lòng lại chăng ?
Cái suy nghĩ "khi em càng gần gũi anh, thì anh sẽ càng làm khổ em hơn" cứ dằn vặt, đáng ngờ vụt về tình cảm giữa 2 đứa, cảm thấy mình thật sự không xứng đáng để đến với em.
Sợ rằng càng yêu em thì em sẽ nghĩ thương hại em, sợ lắm. Thật sự rất sợ.
Phải làm sao ??? Và biết đến bao giờ mới đón nhận được 1% niềm hạnh phúc kia.
Hay là cứ "đánh cược" với số phận ??????
---------
P/s: Rất cảm ơn các bạn trên đã khai sáng.