Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

__Tôi mua thơ


    Cuối năm bận rộn, bất ngờ có một chiều rảnh rỗi. Lại thêm một sự vui, cơ quan găm một phần tiền lương, cuối năm lôi ra phát như cho làm người lao động, trong đó có tôi, mừng như tìm lại được đồ mất cắp. Lang thang vào hiệu sách, lơ ngơ, lẩm cẩm thế nào lại vớ phải ... thơ ... mà lại là thơ của Bùi Giáng :)))
Thơ ông bây giờ hiệu sách bày nhiều lắm, tôi thích màu xanh lá lên trọn tập, Rớt hột phiêu bồng

Lớp phiêu bồng mọc trăng ngàn
Thành xưa phố cũ muôn vàn phía sau

    TÂM SỰ
    Con đường xí nghiệp dựng xây
    Trước sau đắp điếm thàng ngày nắng mưa
    Công nhân đắp đổi bốn mùa
    Nông dân mong đợi xế trưa một giờ
    Tình thương khôn xiết bơ vơ
    Ruộng đồng chưa kể bất ngờ đoán ra
    (Rằng trong ý bạn ruột rà
    Lên đường xa lắc ấy là yêu nhau)

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

__Trưa ở phố Đinh Lễ


-----
    Những trưa không về nhà thường là những khoảng thời gian khá thú vị đối với tôi. Mặc dù, cũng chỉ loanh quanh, ăn uống linh tinh, xem phim và vào hiệu sách một mình. Hay nhất là được lang thang buổi trưa ở phố sách Đinh Lễ. Lạc vào đây, tôi không khác trẻ em được bố mẹ cho cầm tiền vào cửa hàng đồ chơi lựa chọn. Sách luôn mới, những ấn bản đang nóng hổi trên các diễn đàn, các tác phẩm nổi tiếng, gây tranh cãi và … sách cấm (như “Sát thủ đầu mưng mủ”, hay “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” chẳng hạn).

    11 giờ 30, đội xe đến thủ đô, vậy là chúng tôi có cả buổi trưa ở đây. Ăn cơm, uống chè chén, chém gió một lúc, tôi lên đường vào “phố chợ”. Nhất định không vào các hiệu sách đẹp như Hiệu Sách Bờ Hồ, Hiệu Sách Hà Nội… tọa lạc trên phố chính Tràng Tiền, kinh nghiệm cho thấy, ngoài mặt tiền đẹp, trời nắng có thì có máy lạnh ... còn tất tần tật sách… chẳng hơn bên phố phụ Đinh Lễ là bao, cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên Tràng Tiền chỉ hơn các hạng mục sách ngoại văn, mà tiếng tây tiếng tàu thì tôi chẳng biết. Bên này có khoảng 10 hiệu sách và cũng ngần ấy sạp sách vỉa hẻ, các cửa hàng và sạp sách gần như là một, vì nếu quyển nào không có thì ngay lập tức chủ sạp sẽ sang ngay hiệu bên cạnh để lấy sách cho khách mua. Trong vô vàn giấy và mực và màu và mùi đó, cứ 100 quyển thì tôi thích 10 quyển và cứ 10 quyển thì muốn mua 1, 2 quyển. Ở đây có hàng vạn đầu sách, lên khả năng mua bao giờ cũng cách muốn mua khá xa. Lên chọn được cuốn nào, thường là tôi nhắm từ trước hoặc giả do… duyên số. Duyên số ... cái này thỉnh thoảng tôi mới tin, còn đa phần những lựa chọn còn lại là so tính cách tôi. Tính tôi ưa hình thức, lên những bìa sách ấn tượng bắt mắt, những cái tên hay, kêu kêu vang vang hay có màu bí ẩn thường hấp dẫn tôi. Hoặc những dịch giả mà tôi biết thì tôi cũng hay tìm đọc các sách mà họ dịch. Đơn cử như sách của Đoàn Tử Huyến , từ hồi đọc " Bố Già" , thấy truyện hay quá, mới xem tên dịch giả mới biết anh, từ đó cứ sách dịch của họ Đoàn là tôi mua, mà mua được khá nhiều, từ các hiệu sách lớn, Đinh Lễ, đường Láng, vỉ hè và các bà buôn đồng nát. Cũng từ Đoàn Tử Huyến , tôi tìm được “Trò chơi” của I-u-ri Bondarep, tiếp theo đó đọc và mua khá nhiều sách của ông này như “Bến bờ”, “Lựa chọn”, "Tuyết bỏng" ... Rồi tôi cũng nhớ tên những họa sĩ đã vẽ bìa những cuốn sách đẹp, khi xem sách thường lật bìa sau xem tên họa sĩ (tiện thể xem giá). Nhớ nhất là Hoàng Tường, Văn Minh, gần đây là Đỗ Hữu Chí, Hữu Khoa và Hà Dũng Hiệp . Đặc biệt là Đỗ Hữu Chí , tôi rất thích bìa cuốn “Chỉ tại con chích chòe” của Dương Tường do anh này vẽ, mặt của Dương tường được vẽ như ... một con chim. Và lần đầu tiên tôi chú ý đến Đỗ Hữu Chí là từ một cái tên rất hay khác “Bắt trẻ đồng xanh” , ta khó có thể tìm được tên sách tiếng việt nào hay hơn, tranh bìa quyển này chỉ có một dòng chữ trắng trên nền xanh lá cây J. Gần đây có “Nếu một đêm đông có người lữ khách” của Italo Cavilno, nghe rất kêu, những tác giả nghe còn kêu hơn vì hao hao Cavalho, hậu vệ phải của Real. Sách do Trần Tiễn Cao Đăng dịch, bác có cái tên dài dài hay hay này lại là người dịch cục gạnh nổi tiếng của một ông Nhật Bản nổi tiếng khác, Ha -ru -ki Mu–ra- ka- mi , “Biên niên sử chim vặn dây cót” . Còn Mu–ra- ka- mi thì không nói cũng biết, ông này viết “Rừng Na uy” , Trịnh Lữ dịch và Hữu Khoa vẽ bìa. Gần đây Hữu Khoa cũng vẽ bìa “Bạn Văn” của Nguyễn Quang Lập, mà bác Lập lại là chủ của chiếu rượu Quechoa và tác giả kịch bản bom tấn Việt “Đời Cát” . Về Trịnh Lữ, trước đó không lâu, bác này có dịch cuốn “Cuộc đời của Pi” , đọc khá hay, mà từ cuốn này mà tôi mua cuốn “Con nhân mã ở trong vườn” , đọc chả hay mấy. Nhưng Trịnh Lữ cũng góp phần đẩy tôi ra quyết định mua “Trần trụi với văn chương” của Paul Auster , quyển này có cái bìa là tranh của Francis Bacon, lên chẳng cần phải nói gì thêm về sự ấn tượng của nó. Tôi còn đọc được “Xứ Cát” cũng do Trần Tiễn Cao Đăng dịch. Không nhớ người vẽ bìa, nhưng rất nhớ bức tranh rực rỡ đó.

    Các cuốn sách tôi mua do thích bìa đẹp, chuộng dịch giả còn nhiểu quyển nữa (lại nhớ 2 quyển Vô tri và Những Mối tình nực cười do Hà Dũng Hiệp vẽ bìa). Trở lại buổi trưa lang thang ở Đinh lễ, tôi đã nhắm trong đầu cuốn Gỗ Mun của nhà văn, nhà báo tài năng người Ba Lan Ryszard Kapus'cin'sk . Chẳng khó khăn gì, tìm thấy nó ngay, nhưng trước đó, “Giăng lưới bắt chim” của hót-boy lâu năm Nguyễn Huy Thiệp đã hút mắt tôi bằng cái bìa đẹp do Hữu Khoa vẽ. Tôi cầm 2 quyển đi ra cửa, trong lúc đợi tính tiền, quay ngang quay ngửa thế nào lại đập ngay vào mắt cái tên Truman Capote và không cần đọc tôi biết ngay quyển đó là Trong máu lạnh (được dịch là “Máu Lạnh”- In Cold Blood ). Cái bìa quyển này cực kỳ ấn tượng, không đầy đủ tên sách, chỉ có một góc của chữ máu lạnh và một đọt máu tím đen chảy xuống trên nền xám. Cái di động kêu giục dã kêu, cán bộ đường lối đang gọi tôi về


Đây là bài điểm sách Trong máu lạnh của Nhã Nam
Tiêu đề bài này trên Facebook được sửa thành Trưa vô gia cư