Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

1-4: Văn hóa xếp hàng


"Chôm" được cái ảnh này trên linkhay.com, tác giả đặt tên ảnh là: "văn hóa xếp hàng", từng là một chủ đề bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông, tình hình chắc đã cải thiện lên chủ đề này có vẻ hơi bị xẹp.

Chơi vơi- tặng Thầy Hiển


   Chơi vơi, trạng thái này ập đến khi xem lại "Đông tà Tây độc" sau khi xem 500 day of summer, hoàn toàn không dính dáng gì tới "Chơi vơi" của Bùi Thạc Chuyên. Tôi không ngờ 2 phim này lại giống nhau lạ lùng đến vậy, mặc dù thể loại khác nhau, đạo diễn khác nhau, và cách nhau tận mấy chục năm. Tuy nhiên Đông tà ấn tượng hơn,... nghĩa là chơi vơi hơn, u uẩn hơn. Có những phim phải xem lại mới thấy hay, Đông tà, watchmen, bố già... Bạch đà sơn, sa mạc, bầu trời, một màu vàng rực bức bối, thúc dục của Vangogh tràn ngập nhiều trường đoạn của phim, phim tuân theo một mạch tâm lý rất dịu dàng và tinh tế của Âu Dương Phong, Đông tà qua vẻ bề ngoài phong trần, thô bụi đó. Góc quay thấp xen lẫn góc nhìn cao, cận cảnh, xen lẫn hình nền mờ ảo tưởng là phụ mà không phải vậy. Cái tâm sự u hoài thầm kín đó lúc ẩn lúc hiện, lúc hiện như đang nói thì không phải lúc mờ tỏ trên màn hình như nghe người khác nói thì chính là lúc nó lên tiếng, xem một lúc phải dừng lại... vàng chói mắt quá.
    500 day of summer, phim này chỉ có mùa hè và mùa thu, chủ yếu là hè, thu chỉ xuất hiện tí tẹo cuối phim để gợi mở, Đông tà chơi liền một vòng, 4 mùa luôn xem thỏa mãn và đã hơn 500 DOS. Cái đáng nói của 500 là bối cảnh hiện đại, nên dễ đồng cảm hơn, và nó còn có một ý khác, đó là bất cứ một cái gì (sự nghiệp, mối quan hệ, tình yêu...) nếu không đang phát triển thì có nghĩa là nó đang chết đi, không có trạng thái dừng, có lẽ vì vậy nó làm tôi ... chơi vơi.. Một chu kỳ gần 500 ngày so với Đông tà thì dài hơn, tác giả có nhiều thời gian để diễn tả sự biến đổi tâm lý nhân vật hơn, tuy nhiên, cái này lại được thực hiện một cách quá trực tiếp, và cảm giác nhanh có lẽ tư duy phương tây chuộng sự rõ ràng mạch lạ, ngược lại sự biến đổi đó ở Đông tà, tuy thời gian chỉ trong bốn mùa nhưng lại tuần tự, kéo dài, não nề và ám ảnh hơn... Chết tiệt 2 cái phim này.....
   .... Bayer có vẻ sẽ lại không thắng được MU, diễn biến cùng vời sự đơn đọc của Ribery cho tôi linh cảm đó, tôi quay sang kênh HBO, lúc này đang chiếu Bố Già, thật là một may mắn, sự đối lập kinh khủng diễn ra từng đoạn phim, trong không khí linh thiêng và thánh thiện trong buổi lễ rửa tội, Michael corleon lập kế hoạch tàn sát báo thù đẫm máu tứ đại gia thế giới ngầm New York, của tên đầy tớ và thằng em rể phản bội. Sự lạnh lùng đáng sợ của ông trùm trẻ tỏa ra tràn ngập khung cảnh mỗi khi vẻ điềm tĩnh của michael xuất hiện, các nhân vật như từ trong truyện bước ra, thậm chí còn thật hơn, thật hơn rất nhiều.... mải xem 3h33 phút... quay lại VTV3, ô ô , olica bilic chạy như điên, dụi mắt BM thắng 2-1, không tin nổi...

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2010

triết học ở quán bia


    "Tobe or not tobe", câu nói nổi tiếng của Hamlet hoặc othelo hay ai đó trong kịch của Sech pia, tôi không nhớ rõ lắm, được dịch là "tồn tại hay không tồn tại" còn khi đến với chúng tôi, bạn bia bạn nhậu nó thành ra "tu bia or not tu bia". Sở dĩ có tôi nói đến chuyện này vì hôm ngồi nhậu có 2 cậu cùng làm với bạn tôi học rất giỏi triết, một người thi được 8 người kia được 9 điểm, còn tôi phải thi 2 lần mới qua, lần đầu 3 điểm , lần hai 6 điểm. Qua cách hiểu của họ, tôi thây họ đã đồng nhất 2 khái niệm triết học và chủ nghĩa Mac Le vào làm một. Thật sai lầm.
    Triết học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu sự vận động và phát triển của các hiện tượng, sự vật tự nhiên và xã hội, còn đây là định nghĩa của Wiki "Triết học là môn khoa học chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu. Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận". Và như vậy, rõ ràng là nó không liên quan gì tới chủ nghĩa "lọ chai" các cái, đơn giản chỉ là một ngành khoa học. Trước khi nói về việc tôi thu thập được gì ở môn triết học, tôi muốn nói rằng: Mac là người Đức còn Ăng ghen là người Anh. Một ông râu ria rậm rạm (như thổ dân Úc châu) còn ông kia ít râu hơn, nhưng cũng nhiều, tôi biết mặt ông này khá sớm vì ở nhà ông nội tôi xưa kia có ảnh 5 cụ trên bàn thờ (cụ Hồ, Stalin, Các Mác, Ăng ghen, Lê Nin) trong đó chỉ có cụ Hồ nhà ta được ảnh mầu, còn lại là đen trắng, tất cả đều rất nét. Không có ảnh của Mao, vì hồi đó sắp oánh nhau với Tàu ở Trường Sa. Một điều chắc chắn rằng các nguyên tác TRIẾT HỌC, KINH TẾ CHÍNH TRỊ của Mác và Ăng ghen hầu hết là Tiếng Đức và Tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ của 2 ông. Còn khi triết học được biết ở miền bắc nước ta tôi chắc chắn 99% là được dịch từ tiếng Nga. Tức là sang đến ta nó đã bị thay đổi không ít thì nhiều theo chủ quan của người dịch, của nhà xuất bản. Sang đến ta lại tiếp tục bị thay đổi vì những nguên nhân trên. Do đó điều tôi cảm thấy có ích nhất trong môn triết được học ở nhà trường chính là phép biện chứng mà Mác "kế thừa" của He ghen, và quan trọng nhất trong nó là 3 quy luật cơ bản và 6 cặp phạm trù.
    Quy luật 1: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Ý nghĩa:
- phát hiện mâu thuẫn bên trong sự vật hiện tượng phức tạp có nhiều mâu thuẫn.
- phát hiện đúng mâu thuẫn để thúc đẩy đấu tranh giải quyết mâu thuẫn.

    Quy luật 2: Từ những thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại
    Quy luật 3: Quy luật phủ định của phủ định
6 cặp phạm trù:
1- Cái riêng - cái chung.
2- Nguyên nhân - kết quả.
3- Tất nhiên - ngẫu nhiên.
4- Nội dung - hình thức.
5- Bản chất - hiện tượng.
6- Khả năng - hiện thực.
P/S: tôi không viết lại nội dung của nó vì có thể dễ dàng tìm đọc nó trên mạng. Còn trong 6 cặp phạm trù kia, nhưng cặp in đậm theo tôi quan trọng hơn các cặp còn lại.
Một câu hỏi khác: Các đại nhân(không kể Mao-cu này là tiểu nhân) trong bài này có điểm gì chung:.............
......................
Trả lời: Bây giờ họ đều nguội cả rồi.

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

chuyện tương lai: truyền hình tư nhân


    Trải qua bao sóng gió, nhờ quen biết rộng, xã hội đỏ xã hội đen các phía, chủ tờ báo tư nhân hôm nọ đã vượt qua và tích lũy được một số vốn nhất định. Lúc này, những Long Vũ, Lại Văn Sâm, Khải Hưng, Trần Bình Minh... sau một thời trẻ trai chuyên ngâm miệng ăn tiền hoặc chỉ làm trò vui cho thiên hạ nay về già muốn tích đức cho con cháu quay ra viết hồi ký chiêu hồi, hối hận vì sự hèn mạt và tham lam hồi trẻ. Thời cơ chín mùi, chủ báo liền bán lại tờ báo cho một đại gia khác, hùn vốn với các vị "bông dưng muốn tốt" kia mở một kênh truyền hình tư nhân. Kênh này thập cẩm tạp, phí lù, kiểu như tờ báo kia, nhưng hình động 3d, âm thanh nổi tất nhiên sẽ hấp dẫn và lợi nhuận sẽ cao hơn. Học tập theo gương Hồ Chủ Tịch vẫn phải phát, thậm chí phát mạnh hơn do sức ép từ chính quyền, lúc này còn phải học theo cụ Giáp nữa, vì tình hình quân sự biên giới, biển đảo ngày càng phức tạp và gay gắt. Nhưng ngoài đó ra, kênh mới này muốn phát gì thì phát, miễn là được trả nhiều $. Phim xxx được phát vào ban đêm và tiền thuê bao sẽ cao hơn, tin nóng hổi phát vào giờ vàng, mục điều tra, người xấu việc xấu ưu tiên phát vào lúc nhạy cảm để thu hút dư luận tạo thêm uy lực cho đài. Tiền vào như nước, từ các nguồn sau (quảng cáo, tiền chính quyền chi cho các chiến dịch tuyên truyền, tiền người xấu gửi để không đăng bài xỏ xiên xách mé, tiền người tốt cho để tố cáo kẻ xấu, việc xấu,... ) đài càng thu hút được nhiều * về làm MC, phát thanh viên...Biết người biết ta, chủ đài cũng tích cực làm từ thiện bằng cách đăng miễn phí vào giờ vàng các tin về dân bị chủ tịch xã, phường, công an... chèn ép cướp đất cướp vườn, "vua biên giới" lén bán đất cho "công ty lạ", rồi "tàu lạ" bắn ngư dân, các công ty đơn vị gây ô nhiễm môi trường tạo "thành phố ung thư" rồi quan lớn nhỏ các tỉnh đó bao che tội lỗi..., gây thiện cảm với dân chúng đồng thời an ủi tâm hồn hội đồng quản trị "bỗng dưng muốn tốt" kia.
   Đài trở thành ngáo ộp trong giới truyền hình, thuế thu nhập các loại (chìm,nổi) đóng cao ngất ngưởng, cứ mỗi dịp lễ tết phong bì phong bao đài phát đi như châu chấu Nam mỹ, các đài khác nhìn vào với ánh mắt ghen tỵ tức tối, nhưng do vướng cơ chế nọ, chai lên đành chịu, phần vì chủ đài tư nhân bây giờ là đại gia lắm tiền nhiều quyền lên đành chịu. Chép miệng, "cố gắng đổi mới trong khuôn khổ vậy"

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010

V for Vendetta: chiến binh tự do



    Biết tiếng phim này đã lâu và xem hụt mấy lần, vừa rồi thấy phương Nam phim xuất bản, mình mua thử luôn, tiếc xiền quá, một đĩa phim này = 05 đĩa phim lậu. Nhưng đắt xắt ra miếng: "Con người có thể gục ngã nhưng một lý tưởng không thể gục ngã và có thể thay đổi thế giới...Tôi đã tận mắt chứng kiến sức mạnh của một lý tưởng... lý tưởng không chảy máu, không biết sợ,..."
những tiếng nói đầu tiên của bộ phim giải thích phần lớn mâu thuẫn, xung đột trong phim và lý do hành động của các nhân vật chính V (người báo thù, chiến binh tự do, chiến sĩ đấu tranh cho lý tưởng) cô gái(người "nô lệ", người cần được giải phóng). Câu chuyện từ đó được triển khai theo các hành động của V song song cùng với quá trình điều tra của thanh tra Finch. Bí mật dần được hé lộ và cuối cùng chính viên thanh tra này, cô gái cũng như toàn thể dân chúng của thành Luân đôn cùng đứng lên, mỗi người là một chiến binh tự do V đoàn kết tấn công chính quyền độc tài vô đạo. Họ đã nhận ra mình là ai, đang ở đâu và phải làm gì. Biểu tượng của nền chuyên chế là nhà quốc hội nổ tung đánh dấu sự khởi đầu một thế giới mới do chính người dân tự quyết. Họ đã không còn sợ hãi, họ đã biết đấu tranh mà không cần có V, anh chỉ khơi dậy niềm khao khát tự do ở trong họ. Một mạch chuyện khác tuy không nổi bật nhưng cũng rất lãng mạn, đó là sự phát triển tình cảm giữa 2 người V và Evey, V đã tìm thấy một mục đích sống khác cao đẹp hơn sự trả thù, tình yêu, còn Evey từ chỗ nghi ngờ và yêu lý tưởng của V, cô đã yêu chính con người anh tâm hồn anh.
    Phim có kết cấu chặt chẽ, hợp lý. Tiết tấu nhanh chậm hợp lý, V không được phóng đại một cách quá mức thành siêu anh hùng, tính giải trí giảm hẳn, thay vào đó chiều sâu văn học và chính trị được đẩy lên rất cao, Watch men cũng thuộc loại này. Do đó việc phim không quá ăn khách cũng là điều dễ hiểu. Màu đỏ được dùng nhiều trong phim, màu của bạo lực, lòng dũng cảm. Màu đen cũng nhiều nhưng nó không gây ra không khí u ám do điểm xuyết nó là hoa, những bông hoa hồng đỏ rất đẹp.
    Venddeta: sự trả thù máu.

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2010

chuyện tương lai: báo chí tư nhân


    Người Việt ta có thói quen bắt chiếc, bất kể tốt xấu, cứ thấy tàu, tây có thì trước sau gì cũng có ở ta. Chuyện giả tưởng này xảy ra vào năm 20xx trong tương lai, báo tư nhân được ra đời sau bao đấu tranh: Năm đó Lê Kiều Như bực mình vì tác phẩm "sợi xích" của mình bị tịch thu, lần này thuê báo này đăng dưới dạng truyện dài kỳ, cộng thêm 2 phần tiếp theo là "sợi lông" và "bí quyết vuốt thẳng sợi lông", chủ báo còn khuyến mại Lê Kiều Như mấy tấm ảnh nude(100%) lên trang bìa, để thuận tiện cho việc kiện cáo ra tòa nếu có sau này, chủ bút nảy ra một sáng kiến, thêm tổ hợp 18+ vào đầu báo và chú thích, chỉ dành cho người trên 18 tuổi. Để tăng tính hấp dẫn và thu hút thêm đọc giả ngoài mục người tốt việc tốt được thu nhỏ báo thêm mục người xấu việc xấu, cạnh chính luận, xã luận... là loạt bài vớ vẩn luận. Không nằm ngoài dự đoán thượng vàng hạ cám mọi thông tin lá cải lá khoai, đúng và không đúng đều được tống vô đây. Và lần đầu tiên mấy chú lái xe đường dài sờ đến tờ báo vì trong đó có mục "điểm đen" tức là điểm mà mấy Cảnh sát giao thông hay núp để bắn tốc độ, phạt vạ, mãi lộ, rồi thì bệnh viện nào chém đẹp, tên tuổi, ảnh số điện thoại của y, bác sĩ nào hay mần tiền bệnh nhân. Khoa sản nào bẩn, phòng bệnh nhiều chuột. Trong giáo dục thì tên tuổi, ảnh số điện thoại thầy cô nào ăn bẩn, dạy thêm nhiều đều được trương hết lên báo. Rồi mấy cái thông tin về xếp hạng các trường từ mầm non đến đại học mà bộ Giáo dục đào tạo giấu như mèo giấu cứt không biết bằng cách nào cũng được moi ra đưa lên trang nhất. Rồi nhà hàng nào, thực phẩm nào bẩn mất vệ sinh cũng bị đưa lên. Tất nhiên kèm theo rất nhiều bằng chứng, số liệu. Rồi bí thư chủ tịch tỉnh thành nào chót dại léng phéng với nữ sinh cũng lần lượt được đăng đàn trong mục vớ vẩn luận. Các thông tin nhạy cảm khác thì được dẫn nguyên văn từ các nguồn BBC, CNN, AP... có mua bản quyền hẳn hoi... Vì đụng chạm tời nhiều thành phần như vậy tất nhiên sẽ dính tới nhiều kiện cáo, pháp đình góp mặt thường xuyên. Và các vụ kiện này tất nhiên cũng được đăng chi tiết trong mục "kiện *éo gì lắm thế" và cũng thu hút rất nhiều đọc giả.Nhưng cũng vì thế lên báo bán rất chạy, chủ báo lại có thêm nhiều tiền để chi trả cho luật sư quan tòa, công ty bảo vệ, cảnh sát các loại... khoản này thì ít thôi, vì có qua có lại chủ bút sẽ nương tình bớt bới móc chuyện nhà tòa, vì ở đó cũng khối chuyện dân chúng thích đọc. Rồi từ đây tất thảy mọi bộ ngành, mọi ngõ ngách, mọi xấu xa và rất nhiều thứ khác sẽ được đăng lên báo cho bàn dân thiên hạ biết và kèm theo nó cũng rẽ có rất nhiều cái mới ra đời song hành cùng với mấy tờ báo tư nhân kia.

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

The Hurt Locker VS AVATAR


    Hôm nay mới có thời gian xem quán quân oscar "The Hurt Locker", bữa trước mới đọc bình luận của chu chỉ nhược nhưng chưa được xem. Bài bình đó, phải nói rất sắc xảo tuy nhiên tâm lý ghét quân xâm lược thì hơi rõ và hơi thiên vị (vì rõ ràng quân Mỹ: bị khắp nơi trên thế giới ghét là chủ yếu)- trong phim này cũng vậy, từ già trẻ gái trai , tất thảy đều rất ghét mấy anh Mỹ, các cảnh đó được đưa vào rất tự nhiên- chắc đạo diễn chôm từ "Biệt động Sài gòn" của ta.The Hurt Locker là một tác phẩm điện ảnh hay, giàu cảm xúc, (đoạn cuối hơi sến) Thậm chí rất hay đối với người Mỹ, và có lẽ vì vậy nó chiến thắng AVATAR, một tác phẩm hay của thế giới, của nhân loại, avatar đề cập tới một vẫn đề mang tính toàn cầu, một vẫn đề mang tính sống còn của trái đất được lồng vào một câu chuyện sinh động và hấp dẫn. Một sản phẩm hoàn hảo, đã đạt đến mức độ đỉnh cao của một tác phẩm thương mại, nơi hội tụ của phim nghệ thuật và phim thương mại. Nó thất bại nguyên nhân có lẽ nằm ở đây : viện hàn lâm ghét cameron,Giả thiết “khác” về nguyên nhân thất bại của Avatar . Ở bài báo này nêu ra nhưng vấn đề ngoài lề rất thật và con người, vì các thành viên chấm giải cũng là con người, bảo thủ, ghen ghét đố kỵ hiền tài và ... nịnh đầm trong ngày 8-3. Cameron chỉ có thể trách mình vì đã quá kiêu ngạo từ đợt TITANIC và lấy những 4 vợ. Trao giải tuyệt đối cho vợ cũ của ông ta, bố trí Jame ngồi ngay phía sau bà này, tha hồ cay cú, mấy ông già của viện hàn lâm đểu thật.

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

Cộng đồng Blog

Mấy hôm nay mới có thời gian khám phá thế giới bloger mới thấy nhiều người viết hay quá, nhiệt huyết và cũng đau đớn quá. Đây là một bài của Dr.nikinian cười buồn về y đức .

Còn đây là một bài của " Nga Mi Chưởng môn" Chu chỉ nhược kẻ xâm lược không bao giờ là anh hung Một bài bình phim rất hay.

Teen vọng cổ


Hôm trước đọc blog của một hot blog thấy có đoạn đề cử bài hát chuối nhất việt nam, thấy có bài này. Tôi lên mp3.zing.vn nghe đầy đủ, nghe xong thấy khoái, rất vui rất thoải mái. Phần hiphop rất nhí nhảnh, còn đoạn nối vào vọng cổ nghe rất mượt và bất ngờ.

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

haiku........

Nước sắp mất
nhà sắp tan
Được khóc than
Trên Bờ lốc
---
600 đầu báo
Mấy nghìn phóng viên
Rặt luyên thuyên
Chuyên bồi bút
---
Bán rừng biên giới
Cho lũ giặc Tàu
Mặc kệ dân đau
Tiền vào tao ký

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

Bắt trẻ đồng xanh-Salinger


    Tiểu thuyết này tôi đọc cũng đã lâu, nay thấy mọi người rộ lên nhiều về Salinger lên cũng mạo muội viêt vài dòng cảm nghĩ về "Bắt trẻ đồng xanh",The Catcher in the Rye, cuốn sách làm lên tên tuổi của Salinger. Thực sự, chương trình chào buổi sáng giới thiệu truyện này đã lâu, tôi nhớ mãi cái tên là lạ đó trong đầu, vì thực ra mấy cái "mỗi ngày một cuốn sách" đã sớm làm tôi thất vọng với những tiểu thuyết dởm của Marc Levy . Nhưng lần này chẳng may VTV1 đúng, tóm lại chọn sách, "vẫn may hơn khôn", :). Trong lúc chờ trả phòng khách sạn, tôi thấy nó trong hiệu sách gần quầy lễ tân và bị cuốn hút ngay vào những trang giấy suốt đường từ HN về. Một câu chuyện rất thật, lời kể hấp dẫn được nói qua suy nghĩ của một cậu thanh niên rất bông phèng. Nhưng cái bông phèng đó là cái bông phèng của một người sống rất trung thực với bản thân và với những cái đẹp mà mình tôn trọng. Và cậu sẵn sàng bào vệ cái đẹp đó với một tinh thần cao nhất, không kể tới đớn đau của bản thân, hành động trực diện với một trái tim mạnh mẽ, kiểu "vua thua thằng liều". Cứ như vậy cậu bị cuốn vào những dằn vặt của bản thân và trở lên bế tắc. Bế tắc và bức bối và chán đời vì mâu thuẫn giữa thực tại xã hội xấu xa giả dối với cái đẹp sâu thẳm trong con người cậu. Sự việc liên tiếp sự việc và bế tắc ấy may mắn được giải quyết vào đúng những phút cuối cùng đã cứu rỗi tâm hồn, kéo cậu trở lại và tiếp tục sống với một niềm tin mạnh mẽ hơn vào những điều đẹp đẽ của cuộc sống.