Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

TN và chuyện chính trị: Bài 3- Nền Cộng Hòa


      Trước khi đăng bài 2: Buôn gì giàu nhất, tôi xin nói về nền cộng hòa, vì tôi nhớ, nước ta trước đây có tên là "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa",cái tên này tồn tại từ hồi thành lập nước và chỉ được đổi từ năm 1976(hình như vậy), cái tên này rất hay, nó chỉ rõ nước ta (hoặc mục đích) là một nước cộng hòa và có một nền dân chủ. Tìm hiểu về vấn đề này nói chung là nhức đầu và nhiều người, nhất là thanh niên, coi là vớ vẩn, có một ví dụ dễ hiểu đó là bộ phim "Tiến tới nền Cộng Hòa" được chiếu trên VTV gần đây. Đây là một bộ phim rất hay về chủ đề chính trị, mô tả quá trình tìm kiếm một nền cộng hòa, dân chủ của Tôn Trung Sơn. Trong phim ta dễ dàng nhận ra sự so sánh giữa hai thể chế, cộng hòa và chuyên chế. Và cũng mô tả sự biến tướng của chế độ chuyên chế giả làm cộng hòa. Nền cộng hòa nói đơn giản có thể hiểu là một chế độ mà ở đó một tổng thống và một nghị trường gồm các ông nghị (nghị sĩ-gần tương đương như đại biểu quốc hội ở ta) được toàn thể người dân bầu ra, không đề cấp tới đảng phái chính trị nào, miễn là người được bầu chiếm được đa số phiếu. Như ta thấy thể chế này chiếm gần như 4/5 trái đất, chỉ trừ lại một số quốc gia, trong đó có nước ta, và nhà nước chuyên chế kiểu mới Trung Hoa Đại Lục. Nền cộng hòa trong bộ phim trên được Tôn Trung Sơn và đảng Quốc Dân dày công thực hiện và nó trở thành nỗi sợ hãi của chế độ chuyên chế đương thời của Từ Hy Thái Hậu, một con cáo già chính trị. Và khi được hình thành, lúc đầu, sự ưu việt của nó đã được so sánh rất chính xác với sự lạc hậu của nền chuyên chính trước đó. Tuy nhiên trong thời kỳ đầu đầy khó khăn nó đã bị một con cáo già chính trị khác là Viên Thế Khải thao túng và hủy diệt. Ở giai đoạn đầu đó có một quốc hội đúng nghĩa đã được mô tả rất chân thực với đầy đủ các (đại diện)thành phần trong xã hội tham gia, sự phản biện tổng thống, sự minh bạch trong chính sách, và các vấn đề của quốc gia được xem xét công khai bởi các nghị sĩ. Có Ủy ban bầu cử độc lập, tòa án độc lập...vì thế nó là kẻ thù của chế độ chuyên chế, chế độ phong kiến. Viên Thế Khải với với mưu đồ tái lập chế độ cũ, cùng với tài thao lược đã hủy diệt nó không thương tiếc, với một cảnh bắt bớ các nghị sĩ ngay trong một phiên họp. Trở lại cái tên của nước ta hiện nay "Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam", tôi không dám bàn nhiều tới cái từ cộng hòa trong nó, nhưng cụm từ "Xã hội chủ nghĩa" mà nó mang, là một xã hội trong mơ, là một thiên đường mà Liên Xô là quốc gia đến gần nó nhất-đến thời kỳ quá độ. Còn mô hình kinh tế của nước ta hiện nay, một thầy giáo dạy Kinh Tê Chính trị của tôi từng nói : "Như chủ nghĩa tư bản Mỹ những năm 30", chủ nghĩa tư bản thô bạo.
      Còn nhớ khoảng những năm 80-90, có người đi qua tượng ông Lê Nin, gần Bảo tàng quân đội đã bình rằng:

Ông Lê Nin ở nước Nga
Cớ sao ông lại đi qua nước này
Ông đứng vạch áo chỉ tay:
"Thời ký quá độ, chúng mày còn lâu."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét