Hồi mới mở cửa, cả miền Bắc chỉ duy nhất Hà Nội có Khách sạn Hà Nội cao đâu trên dưới chục tầng, rồi sau đó Hải Phòng có khách sạn Hữu Nghị cao 11 tầng, cả thành phố gọi nó là nhà 11 tầng, rồi trên báo, trên lịch, áp phích cổ động, nó luôn có mặt, khi làm nhân vật chính khi làm phông nền. Ngồi nhâm nhi tách cà phê trên tầng thượng, ở trên điểm cao nhất hướng tầm mắt ra xa thật là thú vị. Trẻ con mỏi cổ nhìn số tầng tập đếm. Một niềm tự hào nho nhỏ của người dân thành phố.
    Rồi sau đó nhà cao tầng mọc hàng loạt, chọn những vị trí đẹp nhất, kể cả những đường phố nhỏ nhắn thanh bình và thơ mộng, nhiều nhà cổ hòa mình vào những tán cây xanh. Cây cây nhà nhà, lúc ẩn lúc hiện, nhà và cây xen lẫn vào nhau. Nay lù lù sừng sững một khối bê tông và kính choán hết cả tầm nhìn, không gian trở lên ngột ngạt. Hàng cây cổ thụ vốn to lớn là thế nay trở thành bonsai cây cảnh, tí hin trước các khối hộp khổng lồ. Hồ hiếc thành ao, thành cái chậu cảnh nuôi rùa. Đã thế quá trình xây dựng kéo dài, khối lượng nguyên vật liệu lớn, cộng thêm điều kiện chuyên chở khó khăn do ở sâu trong thành phố lên ách tắc giao thông, ô nhiễm tiếng ồn, bụi bẩn cho cả khu phố hàng năm trời. Rồi khi xây xong, ban ngày thì một lượng người lớn tập trung trong một diện tích mặt bằng nhỏ tạo áp lực rất lớn lên hạ tầng cũ kĩ vốn được thiết kế cho một số ít hộ dân. Ban đêm là một bóng đen lớn trên nền trời, nhấp nháy chữ đèn quảng cáo. Từ đó xuất hiện các điểm tắc đường, hệ thống cấp thoát nước quá tải, ngập lụt, rồi thì lại đào đường để nâng cấp sửa chữa, rồi lại tắc đường vì rào đường, đào đường, rồi lại bụi bặm, khói xe….. Nhà cao tầng không có lỗi, nhưng xây nó ở đâu cho hợp lý thì những người có quyền có trách nhiệm: chính quyền sở tại, sở xây dựng, các nhà kiến trúc, quy hoạch thật sự đã ban phát cho các thành phố quá nhiều nhà cao tầng bất hợp lý, quá nhiều
Quái vật trong thành phố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét