Tiếng cười châm biếm, tiếng cười trí tuệ luôn được trân trọng, người tạo ra được những tiếng cười ấy luôn được kính trọng và thán phục. Tiếc rằng thời gian gần đây nó ngày càng thưa dần, một phần vì môi trường văn hóa truyền thông có quá nhiều vấn đề “nhạy cảm” cũng như các biển cấm được giăng khắp nơi. Vì lẽ đó, đòi hỏi những tác phẩm như Số đỏ, các vở kịch của Lưu Quang Vũ, hay các tranh biếm họa chính trị như thời kỳ trước là một điều xa xỉ, tất nhiên còn có lý do tài năng, nhưng tôi tin văn đàn nước ta có nhiều tài năng, họ chỉ thiếu chút tự tin mà thôi. Tác phẩm Trại Súc Vật – Animal Farm, tôi hay gọi là trại gia súc, là một tiểu thuyết châm biếm, cười ra nước mắt, được xuất bản ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945. Sau hơn 50 năm nó được dịch ra 68 thứ tiếng và được yêu thích trên toàn thế giới, tất nhiên là trừ những người bị nó châm biếm. Trai gia súc thể hiện cái nhìn sắc sảo và khả năng dự đoán xuất sắc của George Orwell (1903-1950), Ông là nhà văn Anh gốc Ấn độ. Ông không dự đoán về một con người, một sự việc mà là một xã hội, một quốc giá, một thể chế chính trị mà sau đó nhân rộng ra gần 1/2 thế giới. Sự châm biếm càng sâu cay khi mà những nhân vật chính được ví như loài lợn, chỉ riêng điều này thôi đã làm người đọc không nín được cười rồi thì tệ sùng bái cá nhân, tệ khủng bố tinh thần, thói bóp méo thông tin, tuyên truyền một chiều, phản động và dối trá được miêu tả hết sức sinh động. Một xã hội loài vật với đầy đủ các quan hệ xã hội, hành động sống phù hợp với đặc tính của con vật, mô phỏng thú vị xã hội loài người. Ở một mức độ nào đó, Trại Súc Vật làm ta liên tưởng ít nhiều đến ký ức tuổi thơ “Dế mèn phiêu lưu ký ”. Một tác phẩm cũng viết về loài vật, trong khi Dế mèn chỉ dành của thiếu nhi Việt Nam thì “Trại Gia Súc” lại trở thành kiệt tác của nhân loại.
Cuốn này có đc phép xuất bản ở Việt Nam ko ta , =))
Trả lờiXóaMà George Orwell là nhà văn Anh sinh ở Ấn Độ Thôi mà
Trả lờiXóaNhà xuất bản Giấy vụn in
Trả lờiXóa