Private library

Trong trang này là các bài viết hay từ các blog và trang facebook trên mạng, tôi gom vào đây để thuận tiện cho việc tham khảo và tra cứu.
Các bài viết về hội họa và văn học
Trở lại với “Bữa tiệc ly” của Leonardo da Vinci
“Bữa tiệc ly” (The Last Supper1495-1498) của Leonardo da Vinci (1452-1519)-thể hiện bữa ăn tối cuối cùng của chúa Jesus với các tông đồ trước giờ Người chịu khổ nạn-là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng nổi tiếng.
Hầu như “ai cũng biết” đó là một kiệt tác hội họa, đánh dấu một bước phát triển hoàn mỹ của nghệ thuật nhân loại thời đại Phục Hưng, là tác phẩm đỉnh cao có nhiều ảnh hưởng nhất trong lịch sử nghệ thuật Thiên Chúa Giáo, và là tác phẩm được thực hiện bởi một “thiên tài nghệ thuật”...

Leonardo Da Vinci (1452 – 1519), biểu tượng của tinh thần Phục Hưng (Phạm Văn Tuấn)
Leonardo da Vinci là một thiên tài lỗi lạc về mọi phương diện. Ông khảo cứu mọi vấn đề, thấu triệt tất cả rồi nghĩ ra nhiều dụng cụ, máy móc và nhiều sáng kiến của ông đã đi trước nền Khoa Học thời bấy giờ khiến cho vào thời đại của ông, người ta chưa thể thực hiện được những sáng kiến đó. Leonardo da Vinci vừa là họa sĩ, vừa là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà địa chất, nhà cơ thể học, nhà phát minh và nhà bác học, nói tóm lại ông là một nghệ sĩ lừng danh, một nhà tiền phong trong nhiều lãnh vực Khoa Học và Nghệ Thuật của thời kỳ Phục Hưng (the Renaissance), tức là một phong trào văn hóa bắt đầu tại nước Ý vào các năm 1300. Hai tác phẩm hội họa “Mona Lisa” và “Bữa Tiệc Cuối Cùng” (The Last Super) của Leonard da Vinci được xếp vào các bức danh họa tuyệt vời của thế giới
......

Fyodor Dostoevsky (1821- 1881) Với Tác Phẩm Tội Ác và Hình Phạt (Phạm Văn Tuấn)
Fyodor Mikhailovich Dostoevsky chào đời vào ngày 30 tháng 10 năm 1821 tại thành phố Moscow, là con trai thứ hai trong 7 người con của ông Mikhail, một bác sĩ quân y được biệt phái qua phục vụ tại Bệnh Viện Maryinski chuyên chữa trị các người nghèo. Ông bố Mikhail là một con người cứng dắn, thẳng thắn trong khi bà mẹ lại có bản tính trái ngược, rất thụ động, tử tế và rộng lượng. Các sự kiện của gia đình quý tộc xa xưa này với cha mẹ có một vùng đất và hơn một trăm nông nô, đã là hình ảnh của các nhân vật với các bản tính thái cực trong các cuốn tiểu thuyết của Dostoevsky sau này.

Những bước đến gần nghệ thuật hiện đại (Paul Klee)
Muốn nói về phái biểu hiện, trước hết phải quay ngược trở về phái ấn tượng. Đó quả thật chính là hai “chủ thuyết” lớn của thời đại, cả hai đều đáp ứng những vị trí căn bản đối với hình thể (và nghệ thuật trước tiên được tạo thành bằng những vấn đề hình thể).
Phái này và phái kia đều gọi đến một điểm quyết liệt của căn nguyên tác phẩm: đối với phái ấn tượng, điểm đó là lúc thu nhận ấn tượng về thiên nhiên; đối với phái biểu hiện, điểm đó đến sau, mà đôi khi ta không còn có thể chứng minh được sự đồng nhất đối với phái trước bằng từng chữ một, trong đó ấn tượng thu nhận được trả lại. Trong phái biểu hiện, giữa sự thu nhận và sự hồi phục sáng tạo có thể cách nhau đến nhiều năm, những mẩu ấn tượng khác nhau có thể được tạo lại trong một phối hợp mới, hay còn là những ấn tượng cũ được khơi lại sau nhiều năm tiềm ẩn bởi những ấn tượng mới hơn.
...

Margaret M. Mitchell (1900-1949) Và Tác Phẩm Cuốn Theo Chiều Gió
Đây là một trong các tác phẩm danh tiếng nhất của mọi thời đại, được xuất bản năm 1936. Trong vòng 6 tháng, 1 triệu ấn bản đã được bán hết với sức mua là 50,000 cuốn mỗi ngày. Đây cũng là tác phẩm có số lượng cao nhất trong lịch sử xuất bản của Hoa Kỳ, đã vượt qua kỷ lục 12 triệu cuốn vào năm 1965, được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ khác nhau và phổ biến trên 40 quốc gia. Riêng bản tiếng Anh, tác phẩm này đã được bán ra với trên 200,000 cuốn mỗi năm và còn là một trong các tiểu thuyết bán chạy nhất cho tới ngày nay.
Cuốn phim phỏng tác theo tác phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió” được trình chiếu vào năm 1939, với nữ tài tử Vivien Leigh đóng vai Scarlett O’ Hara còn thủ vai Rhett Butler là nam tài tử Clark Gable. Đây là một bộ phim xuất sắc trong lịch sử Điện Ảnh của Hollywood và đã nhận được 8 phần thưởng điện ảnh cao quý (Academy Awards).

Tiếp cận hội hoạ-từ góc nhìn đương đại: Bài 1-Ghi chú về người xem tranh
Trước tranh, công chúng có nhiều phản ứng khác nhau, nhưng đa số thường thể hiện ở hai chiều trái ngược: hoặc “kính nhi viễn chi” — né tránh không ý kiến, hoặc bình thản bình phẩm — khen cái này “đẹp”, chê cái kia “xấu”, công nhận hoạ sĩ này “tài năng”, gạt phắc hoạ sĩ kia như một thứ “điên rồ” v.v... Và, trước người xem tranh, không ít hoạ sĩ, cũng vẫn thường nhắc nhở: “cần phải chuẩn bị một tâm hồn”, “cần phải học hỏi về nghệ thuật” v.v...

Nguyễn Hưng - Matisse