Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

___Rửa Tiền - money laundering

    Rửa tiền (tiếng Anh: money laundering, theo WIKI) là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội, tham nhũng hay buôn bán hàng hóa bất hợp pháp mà có. Rửa tiền đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế, được cộng đồng thế giới rất quan tâm, vì nó gây ra hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và uy tín quốc tế của quốc gia, làm suy yếu nền kinh tế, cũng như cải tổ nền kinh tế. Rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che giấu được nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo ra cơ sở cho chúng hưởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho những hoạt động tội phạm khác.
    Việt Nam đã nhanh tróng sáng tạo ra nhiểu kiểu rửa tiền mới mang đặc thù Việt Nam, giống như CNXH mang màu sắc TQ do Bình lùn khởi xướng, bao trùm cái gốc rễ và thêm những yếu tố mới độc ác và quái đản hơn. Có thành công hoành tráng vậy bởi lẽ VN là nơi rửa tiền dễ(nhiều) nhất trên thế giới, không biết tôi có quá lời, ở nước ta, phong bì lót tay, tiền mặt là số một và thường chả ai hỏi anh kiếm đâu ra tiền. Hỏi là bất lịch sự, nếu hỏi nhiều quá, "nhà tao (nó, anh ấy, thằng ấy...) có KIỀU", tao mới trúng chứng khoán, trúng đất, trúng lô đề, bóng đá. Đơn giản chỉ có vậy. Vào những khu phố đẹp, nhìn vào những nhà hàng sang nhất, khách sạn cao đẹp và phá vỡ cảnh quan nhất, đa phần của CANADA, của quan(lãnh đạo) này quan nọ, chẳng thấy ai hỏi, đố ai giám hỏi, Giám đốc sở công an thu nhập gồm những khoản nào mà lắm tiền xây nhà to thế. Đầu gầu nó đập cho vỡ A... lô, í quên, công an đập, mà em cũng chẳng biết, bọn nó đều mặc thường phục, đều rất chuyên nghiệp, mặt lạnh như thép, ra tay nhanh như chớp, em chẳng biết, ngồi chè chén lên tự dưng hỏi thế thôi.
    Qua cái nhà Hàng đại siêu sang mới mở, thấy xe hơi đỗ gần 2 cây số. Đầu, giữa và cuối đều có Công an áo vàng, áo xanh đứng giữ trật tự, coi xe, biển xanh , biển đen, đủ cả, nhìn hoa cả mặt. Hỏi bà chè chén, mới biết, con gái GD sở CA lấy chồng. Ở VN khi mang tiền gửi tiết kiệm là cực kỳ yên tâm, vì ngân hàng cứ có người gửi là vui lắm rồi, khuyến mại thả cửa, cóc cần biết tiền từ đâu ra, VIP hết. Sau vai tháng lấy ra, sạch bong, kiều gửi, chúng chứng khoán, chúng đất...chẳng ai hỏi, hỏi chẳng biết, biết chẳng sao, sao cũng xong. Nhà Bank thương mại nhà nước và cổ phần tự nó đã trở thành một trung tâm cấp và phát nước với vô số máy bơm, đường ống, bể nước để trung chuyển và làm sạch những đồng tiền có màu đó. Nó tiếp nhận tiền từ các gasbi vĩ đại, tiếp tiền cho họ và cùng chia phần lợi nhuận từ các dự án với các đại gia và đến mình, các quản lý bank nhanh tróng trở thành các Gasbi đại gia khác, vĩ đại hơn. Những kẻ rửa tiền ở VN không cần giấu diếm và cũng chẳng xấu hổ bao giờ, chúng như những Vampire đột biến, có thể tự do đi lại dưới ánh nắng mặt trời mà ko sợ bất cứ điều gì.
    Đang lơ ngơ ngó phố, tự nhiên có thằng áo xanh(bây giờ chẳng cần áo xanh) ép đầu xe, bảo tắt máy, cho xe vào hè đường kiểm tra giấy tờ, đủ cả, phạt không gương, mất mấy chục ngàn. Càng gần ngày lễ, tần suất hoạt động, càn quét, bắt bớ, hỏi han, lập bốt lập trạm liên tục, liên tục, cứ như thời chiến.Có trụ sở công an mặt đường Lê Lợi, cứ chiều chiều, cả đồn ra đứng xanh lè cả một đoạn phố, làm cái đập để vớt người đi xe máy, Bị bắt, gọi điện hỏi xin xỏ, chú bảo luôn, "từ sáng đến giờ ai cũng xin, lấy đâu ra nộp tô bây giờ". Chưa hết, ra ngoại thành, xa xa cả đoàn xe đang bốc tự nhiên chạy như rùa bò, í, đây rồi, 2 thằng áo vàng, mặt đen nhẻm, bụng vượt mặt, mắt đảo như rang lạc, chăm chăm nhìn dòng xe cộ thèm thuồng. Bây giờ ra đường, thấy áo xanh áo vàng tránh như hủi, không thì cũng sợ như sợ chó dại cắn, khéo nghe còi mà giật mình té ngã (cái này đã chứng kiến):)
    Mầy lần tôi hỏi vài người một câu: "Khi ở trên đỉnh của tháp nhu cầu, tại sao người ta vẫn tham tiền, trong khi ở vị thế đó, quyền lực đó, họ hoàn toàn có thể làm những việc tương xứng với tầm vóc họ có được". Có nhiều câu trả lời khác nhau, "cao nhân đó chưa ở trên đỉnh tháp"; "Bằng thủ đoạn xấu xa để lên đến đỉnh thì kẻ đó sẽ không bao giờ là vĩ nhân, và thói quen là không thể bỏ ở một kẻ tầm thường" thêm ý kiến khác "Để lên được trên đỉnh tháp, ông ta phải có một hệ thống phụ trợ, và những kẻ phụ trợ kia sẽ không bao giờ để ông ta xa rời mục tiêu chung của hệ thống, more and more money ".

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010

Tiếng nấc cụt của một con "trâu"


Trích mục phát ngôn của báo Thể thào và văn hóa cuối tuần, số 32(6-12/2010)
    "Xét về mặt truyền thống văn hóa thì ngay cả khi văn chương rẻ như bèo hiện nay, danh hiệu nhà văn khá là thiêng liêng trong tình cảm chung của xã hội. Nhà văn vẫn được kính trọng ở bất cứ đâu anh ta xuất hiện. Nhưng đó là do anh ta đang thừa hưởng nốt những thứ của "thừa kế" mà các lớp nhà văn trước, kể từ các cụ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du ... để lại. Bởi vì chưa khi nào nhà văn của chúng ta xứng đáng bị coi thường như hiện nay. Chỉ cần mỗi tháng dạo qua những nơi được coi là tụ điểm văn chương vài lần hay chỉ cần xem những cuộc tranh cãi, kiện tụng, gian lận danh tiếng, chạy chọt giải thưởng, chạy chọt để được vào hội nhà văn... sẽ thấy ngay điều đó, nếu biết đủ thứ chuyện đằng sau những cuộc đi tham quan nước ngoài, nhận tài trợ sáng tác, xét duyệt giải thưởng các loại... như tôi, bạn thậm chí còn không thể hiểu nổi thực sự nhà văn khác với con buôn ở chỗ nào? nhân cách như thế thì làm sao đóng vai trò gì được với thời cuộc?"
    Phát biểu của nhà văn Tạ Duy Anh, hội viên Hội nhà văn Việt Nam về vai trò và vị trí của nhà văn hiện nay.
    Có lẽ đây cũng chỉ là một trong số vài tiếng nấc ít ỏi ngược chiều dám cất lên, nước ta từ lâu nay, chỉ khi nào người ngoài nó chỉ thẳng vào mặt nó chửi thì mới có tí chỉnh sửa (phần lớn dấu nhẹm), còn tự ta phê nhau như trên thì như nước đổ đầu vịt và tự vả vào mồm nhau hoặc vênh mặt tư duy kiểu mày chửi tao cũng như chửi bố mày, hoặc tự cao: đồ ghen ăn tức ở, thằng bất mãn không thèm chấp.
Ảnh: Hữu Thỉnh, chủ tịch hội nhà văn trong 3-4 khóa gần đây (khoảng 15 năm)

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Sự im lặng của bầy cừu


    The Silence of the lamb (đọc là: dơ sai- lần ợp giơ-lem), khi phát âm tiếng anh nghe rất hay mà tiếng việt nghe cũng hay. Trước khi đoạt các giải này nọ thì phim này là một phim hình sự căng thẳng, hấp dẫn. Nó góp phần làm cho tên tuổi 2 ngôi sao jodie foster và anthony hopkins trở lên sáng chói. Tuy vậy theo tôi, kịch bản phim chỉ ở mức tầm tầm, chính diễn xuất đặc biệt xuất sắc của “sir” Anthony Hopkins làm cho bộ phim trở lên bất tử.Trong vai một tên tội phạm tâm thần, nguy hiểm có kiểu cách nói chuyện, giao tiếp rất “lịch thiệp” và linh hoạt, ánh mắt sắc lẻm tinh quái, tư thế luôn chủ động, tiềm tàng hiểm họa. Một cảnh rất đáng nhớ của phim là đặc vụ clarice starling phải kể lại ác mộng quá khứ của mình cho “bác sĩ tâm lý” Hanibal nghe. Và cái tên độc đáo của bộ phim hình thành từ câu chuyện này. Nó kể về sự giận dữ, sợ hãi và bất lực của starling khi cô bé chứng kiến những người chủ trang trại lột da, xẻ thịt lũ cừu, từng con, từng con một trong ánh mắt ngu ngơ, thờ ơ của phần còn lại bầy cừu. Câu chuyện kinh hoàng đó ăn sâu vào tâm trí của Starling, đau đớn và ám ảnh, nó được dấu kín trong tâm hồn cô và chỉ bị khơi lại trước sự dồn ép tâm lý chuyên nghiệp của Hanibal cao thủ. Nếu nói phần còn lại của bộ phim mở rộng và đào sâu ý tưởng của câu chuyện kể trên thì có vẻ không đúng lắm. Phần tiếp diễn tả sự trưởng thành sau “cú sốc” trên của Starling trong công cuộc điều tra phá án một vụ bắt cóc, truy tìm một kẻ giết người hàng loạt “Buffalo Bill”. Phần này không có gì đáng kể, bạn hãy tự mình khám phá bộ phim.
    Câu chuyện do Starling kể trên chỉ là một chi tiết nhỏ trong phim, nhưng sự liên tưởng của nó với xã hội thì lại rất lớn. Ví dụ như nội dung cuộc thảo luận giữa các nhà "đại tư tưởng" sau:
    - Các ông biết không, nước ta đang lập một kỉ lục Ghiness.
- Kỉ lục gì mà không thấy báo chí đăng nhỉ ?, thường ngày bọn phóng viên thính lắm mà.
   - Chính quyền tham nhũng nhất thế giới. Ha ha ...
- Ông chỉ khéo đùa, trở về vấn đề chính đi. Tại sao chúng ta lại triệt tiêu sự mâu thuẫn trong thể chế nhà nước? có phải như thế là tiêu diệt sự phát triển không.
   - Đâu có, chúng ta chỉ tiêu diệt các đảng phái đối lập thôi, chỉ còn một đảng thì lúc nào chả thống nhất, tha hồ phát triển mà không sợ bị nhiễu loạn bởi các lực lượng đối lập tiêu cực.
Một học giả thứ ba chen vào:
- Ông sai rồi, lực lượng đối lập tích cực luôn kích thích sự phát triển, mà nước ta đâu thiếu họ đâu, vấn đề không phải là chỗ đó mà là quan điểm trị nước của các trùm chính trị nhà ta.
   - Nói rõ hơn xem nào ?, mấy người đồng thanh hỏi.
- Có 2 quan điểm trị nước, một: coi dân là đối tượng phục vụ của chính quyền (bộ máy cai trị), là tâm điểm xã hội thì luật pháp sẽ bảo vệ dân, làm cho dân tự do phát triển, người dân sẽ tự bầu ra chính quyền để bảo vệ họ, tức là kiềm chế hoạt động của họ, không để nó có những hành vi tự phá hoại hoặc phá hoại lẫn nhau. Hai: Coi dân như trâu, bò (ở ta không có cừu), tức là chỉ cần lo đủ ăn, có chuồng hay không cũng được, cần vỗ sao cho lũ trâu bò no khỏe để cày quốc, kéo xe và chỉ thế thôi, càng ngu càng dễ cai trị. Khi cần có thể mua bán, trao đổi đem ra chọi hoặc thịt.
   - Bậy quá, thế thì cảnh sát và trộm cướp thì là gì, là chó à ?
- Ờ, đúng thế, chỉ khác nhau là chó nhà và chó hoang thôi. Chó nhà được nuôi để phụ giúp chăn trâu bò và chống chó hoang, thỉnh thoảng lũ chó có cắn nhau, cũng có khi chính quyền nhờ luôn chó hoang xử mấy con trâu lồng, bò điên. Nói chung 2 loại chó đều rất cần thiết, có thể thay thế lẫn nhau.
   - Ông nói thế hóa ra nước ta như cái trang trại trâu bò à, ? ông bậy quá.
- Nghĩ mà xem, khác gì đâu, ông, tôi có khác gì trâu bò không ?.....