Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010
Sự im lặng của bầy cừu
    The Silence of the lamb (đọc là: dơ sai- lần ợp giơ-lem), khi phát âm tiếng anh nghe rất hay mà tiếng việt nghe cũng hay. Trước khi đoạt các giải này nọ thì phim này là một phim hình sự căng thẳng, hấp dẫn. Nó góp phần làm cho tên tuổi 2 ngôi sao jodie foster và anthony hopkins trở lên sáng chói. Tuy vậy theo tôi, kịch bản phim chỉ ở mức tầm tầm, chính diễn xuất đặc biệt xuất sắc của “sir” Anthony Hopkins làm cho bộ phim trở lên bất tử.Trong vai một tên tội phạm tâm thần, nguy hiểm có kiểu cách nói chuyện, giao tiếp rất “lịch thiệp” và linh hoạt, ánh mắt sắc lẻm tinh quái, tư thế luôn chủ động, tiềm tàng hiểm họa. Một cảnh rất đáng nhớ của phim là đặc vụ clarice starling phải kể lại ác mộng quá khứ của mình cho “bác sĩ tâm lý” Hanibal nghe. Và cái tên độc đáo của bộ phim hình thành từ câu chuyện này. Nó kể về sự giận dữ, sợ hãi và bất lực của starling khi cô bé chứng kiến những người chủ trang trại lột da, xẻ thịt lũ cừu, từng con, từng con một trong ánh mắt ngu ngơ, thờ ơ của phần còn lại bầy cừu. Câu chuyện kinh hoàng đó ăn sâu vào tâm trí của Starling, đau đớn và ám ảnh, nó được dấu kín trong tâm hồn cô và chỉ bị khơi lại trước sự dồn ép tâm lý chuyên nghiệp của Hanibal cao thủ. Nếu nói phần còn lại của bộ phim mở rộng và đào sâu ý tưởng của câu chuyện kể trên thì có vẻ không đúng lắm. Phần tiếp diễn tả sự trưởng thành sau “cú sốc” trên của Starling trong công cuộc điều tra phá án một vụ bắt cóc, truy tìm một kẻ giết người hàng loạt “Buffalo Bill”. Phần này không có gì đáng kể, bạn hãy tự mình khám phá bộ phim.
    Câu chuyện do Starling kể trên chỉ là một chi tiết nhỏ trong phim, nhưng sự liên tưởng của nó với xã hội thì lại rất lớn. Ví dụ như nội dung cuộc thảo luận giữa các nhà "đại tư tưởng" sau:
    - Các ông biết không, nước ta đang lập một kỉ lục Ghiness.
- Kỉ lục gì mà không thấy báo chí đăng nhỉ ?, thường ngày bọn phóng viên thính lắm mà.
   - Chính quyền tham nhũng nhất thế giới. Ha ha ...
- Ông chỉ khéo đùa, trở về vấn đề chính đi. Tại sao chúng ta lại triệt tiêu sự mâu thuẫn trong thể chế nhà nước? có phải như thế là tiêu diệt sự phát triển không.
   - Đâu có, chúng ta chỉ tiêu diệt các đảng phái đối lập thôi, chỉ còn một đảng thì lúc nào chả thống nhất, tha hồ phát triển mà không sợ bị nhiễu loạn bởi các lực lượng đối lập tiêu cực.
Một học giả thứ ba chen vào:
- Ông sai rồi, lực lượng đối lập tích cực luôn kích thích sự phát triển, mà nước ta đâu thiếu họ đâu, vấn đề không phải là chỗ đó mà là quan điểm trị nước của các trùm chính trị nhà ta.
   - Nói rõ hơn xem nào ?, mấy người đồng thanh hỏi.
- Có 2 quan điểm trị nước, một: coi dân là đối tượng phục vụ của chính quyền (bộ máy cai trị), là tâm điểm xã hội thì luật pháp sẽ bảo vệ dân, làm cho dân tự do phát triển, người dân sẽ tự bầu ra chính quyền để bảo vệ họ, tức là kiềm chế hoạt động của họ, không để nó có những hành vi tự phá hoại hoặc phá hoại lẫn nhau. Hai: Coi dân như trâu, bò (ở ta không có cừu), tức là chỉ cần lo đủ ăn, có chuồng hay không cũng được, cần vỗ sao cho lũ trâu bò no khỏe để cày quốc, kéo xe và chỉ thế thôi, càng ngu càng dễ cai trị. Khi cần có thể mua bán, trao đổi đem ra chọi hoặc thịt.
   - Bậy quá, thế thì cảnh sát và trộm cướp thì là gì, là chó à ?
- Ờ, đúng thế, chỉ khác nhau là chó nhà và chó hoang thôi. Chó nhà được nuôi để phụ giúp chăn trâu bò và chống chó hoang, thỉnh thoảng lũ chó có cắn nhau, cũng có khi chính quyền nhờ luôn chó hoang xử mấy con trâu lồng, bò điên. Nói chung 2 loại chó đều rất cần thiết, có thể thay thế lẫn nhau.
   - Ông nói thế hóa ra nước ta như cái trang trại trâu bò à, ? ông bậy quá.
- Nghĩ mà xem, khác gì đâu, ông, tôi có khác gì trâu bò không ?.....
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét