Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010

Tiếng nấc cụt của một con "trâu"


Trích mục phát ngôn của báo Thể thào và văn hóa cuối tuần, số 32(6-12/2010)
    "Xét về mặt truyền thống văn hóa thì ngay cả khi văn chương rẻ như bèo hiện nay, danh hiệu nhà văn khá là thiêng liêng trong tình cảm chung của xã hội. Nhà văn vẫn được kính trọng ở bất cứ đâu anh ta xuất hiện. Nhưng đó là do anh ta đang thừa hưởng nốt những thứ của "thừa kế" mà các lớp nhà văn trước, kể từ các cụ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du ... để lại. Bởi vì chưa khi nào nhà văn của chúng ta xứng đáng bị coi thường như hiện nay. Chỉ cần mỗi tháng dạo qua những nơi được coi là tụ điểm văn chương vài lần hay chỉ cần xem những cuộc tranh cãi, kiện tụng, gian lận danh tiếng, chạy chọt giải thưởng, chạy chọt để được vào hội nhà văn... sẽ thấy ngay điều đó, nếu biết đủ thứ chuyện đằng sau những cuộc đi tham quan nước ngoài, nhận tài trợ sáng tác, xét duyệt giải thưởng các loại... như tôi, bạn thậm chí còn không thể hiểu nổi thực sự nhà văn khác với con buôn ở chỗ nào? nhân cách như thế thì làm sao đóng vai trò gì được với thời cuộc?"
    Phát biểu của nhà văn Tạ Duy Anh, hội viên Hội nhà văn Việt Nam về vai trò và vị trí của nhà văn hiện nay.
    Có lẽ đây cũng chỉ là một trong số vài tiếng nấc ít ỏi ngược chiều dám cất lên, nước ta từ lâu nay, chỉ khi nào người ngoài nó chỉ thẳng vào mặt nó chửi thì mới có tí chỉnh sửa (phần lớn dấu nhẹm), còn tự ta phê nhau như trên thì như nước đổ đầu vịt và tự vả vào mồm nhau hoặc vênh mặt tư duy kiểu mày chửi tao cũng như chửi bố mày, hoặc tự cao: đồ ghen ăn tức ở, thằng bất mãn không thèm chấp.
Ảnh: Hữu Thỉnh, chủ tịch hội nhà văn trong 3-4 khóa gần đây (khoảng 15 năm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét