Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

__Di yêu phụ nữ


    Chờ đợi mãi rồi tôi cũng được xem "bom tấn" phim việt Bi,đừng sợ. Tôi có thể nói ngay, không rào đón, không phân tích rồi đưa ra kết luận, kết luận ở ngay tiêu đề của entry này. Những người phụ nữ của Di thật đẹp, đẹp như tất cả chúng ta được dạy, đẹp như cô Kiều, trong ca dao trong tục ngữ, như những đóa hoa sen, dịu dàng, đằm thắm những cũng mạnh mẽ và căng sức sống. Có lẽ Di dành tình yêu nhiều nhất cho chị vợ, chị thật đẹp, và không có lí do gì Di không cho chúng ta thấy chị đẹp nhường nào, từ tâm hồn đến thể xác. Một người sống hết mình vì gia đình theo đúng nghĩa của từ đó. Chăm sóc con, chồng, và gia đình, và cả làm đẹp bản thân. Có lẽ vì yêu chị quá lên anh đã cho chị Nude rất đẹp, rất rất "hót" rất Việt Nam, chị làm mát bộ phim ngột ngạt và nóng nực ấy. Chính chị làm mát bộ phim, làm mát người xem chứ không phải nhà máy đá và đá và cơn mưa và nước mưa.
    Màu phim là một tông xám xịt, pha lẫn xanh đen, nhưng nó thật mịn màng và tạo ra một chiều sâu đáng kể. Chiều sâu đó như sâu hơi với cái ngõ hẻm dài hun hút nhưng không bịt kín, ánh sáng ở cuối đường hầm, luôn có hy vọng dù chỉ là những bóng đèn vàng vọt, nó cho ta hy vọng vào tương lai, vào cái đằng sau ánh sáng vàng vọt đó.
    Nhạc phim không gây nhiều ấn tượng lắm, và rất khó tìm thấy nó trong phim, bởi đơn giản, các hình ảnh trong phim đơn giản là không cần âm nhạc đưa đẩy, nó quá chân thực, sống động và giàu có, nó không cần thêm gì ngoài chính nó. Nó hàm chứa âm thanh của cuộc sống và có thứ âm nhạc nào hay hơn âm thanh của cuộc sống. Và cũng thấy cả trong đó tình yêu của Di dành cho Hà Nội, một phố nhậu Phùng Hưng, một đoàn tàu chạy dưới ánh đèn nhưng lại trên cao giữa những tán cây, nó không phải là quá mơ mộng sao. Nó làm tôi nhớ Hà Nội đến cồn cào, tôi nhỡ những đêm lang thang trên những con phố của cái thành phố ồn ào và bụi bặm đó. Không có giọng người Hà Nội nhưng tôi lại gặp rất nhiều người người Hà Nội, và vẫn chính là chị Vợ, là cô Em gái và bà vú già, tôi nhớ ngày lễ bánh trôi bánh chay và tôi thích cái làn đỏ tươi của chị. Tôi nhớ những cánh cửa sổ xe buýt và tôi nhớ những phố phường qua khung của ấy, muốn chiêm ngưỡng cảm giác này, tất nhiên bạn phải đi xe buýt vào những giờ rất vắng, và chỉ có vật bạn mới có cơ hội nhìn diện mạo thành phố đó thật kỹ càng mà không bị muôn vàn tạp âm nào pha tra trộn, còn nếu vào giờ cao điểm thì nó chỉ là mùi mồ hôi mà thôi.
    Một cô gái tỉnh lẻ làm nghề thấp kém, gội đầu, cái nghề mà luôn phải đụng chạm với đàn ông, cô là một cô gái đẹp, và chúng ta đừng lầm tưởng về cô, cô không phải là thứ để cho người ta đùa giỡn và có lẽ, chính là cô chứ không phải cái chết của người cha thiếu trách nhiệm, nhưng lại là một cầu nối của cái gia đình mỏng manh đó, là người đã đưa người chồng trở lại với gia đình mình. Cô làm anh ta thấy lại những gì mình có và nó mới thật quý giá làm sao. Một cậu bé thông minh, một người vợ hiền dịu và một mái nhà, một nơi trú ngụ an toàn.
    Và vẫn còn đó cầu Long Biên với những bãi giữa đầy bí ẩn,một màu xanh huyền hoặc đó, nó là khu rừng đối với Bi, những nó không đáng sợ, nó rất đáng yêu đáng đến và có vô vàn điều thú vị. Màu xanh đó và chiễc mũ đỏ của em báo hiệu một niềm hy vọng lớn lao vào tương lai, một đặc điểm vô cùng mạnh mẽ của người việt từ muôn đời, luôn lạc quan trong gian khó, luôn nuôi dưỡng tình yêu và hy vọng vào tương lai tươi sáng. Và trong lát cắt cuộc sống muôn màu muôn vẻ đó, mỗi người xem đều có thể tìm thấy cho riêng mình rất nhiều góc nhìn, nhiều hoàn cảnh trong phim, nhiều mảng đời trong đó, cảm nhận mỗi hình đó theo cách riêng của mình, nhưng với tôi, thật sự tôi không thể nào kiềm chế được sự thỏa mãn của mình với những hình ảnh đó, nó có quá nhiều cuộc sống. Hoặc bởi lẽ mỗi hình ảnh đều rất chính xác với cái mà nó muốn mô tả và lưu giữ vào tâm trí người đọc, phim chỉ dài 90' mà như nói cả về một thời kỳ hậu mở cửa đầy xáo trộn, đổ vỡ và chán chường.
    Người cha chết đi, cái quá khứ đã mất đi, sợi dây ràng buộc gia đình ấy, tế bào của xã hội ấy đã được đưa ra đồng, nhưng ảnh hưởng của nó thật là quá lớn, mà "công lao" xóa bỏ của cả một cuộc cách mạng mạng văn hóa cũng thật đáng sợ. Truyền thống nghìn năm dần mất đi và chút sức tàn cuối cùng chỉ là sự vướng mắc của chiếc xe đòn vào cái cổng nghĩa địa tân cổ giao duyên ấy. Nó làm chúng ta muôn phần thất vọng. Và như đã nói ở trên và trong suốt bài viết này, những người phụ nữ phi thường lại là trợ lực duy nhất để cứu tất cả. Cô "Kiều" gội đầu đã cho anh chàng bất mãn tìm thấy niềm vui sống của mình, có thể sự bắt đầu lại đó có phần cưỡng ép (anh này đầy mùi rượu khi về với vợ), nhưng nó cũng thật mạnh mẽ, có thể nó đã đền đáp phần nào sự chờ đợi của người vợ hiền. Anh chàng thay thế người cha trở thành sợi dây liên kết của tế bào xã hội đó. Và chị, lại đi chợ với chiếc làn đỏ tươi, chỉ một điểm tươi rói đó thôi mà cả không gia xám xịt đó như bừng tỉnh. Và Bi, chả có gì phải sợ . Ông cũng chỉ lại lên máy bay mà đi xa đâu đó vài năm thôi(đi tìm lá phong chẳng hạn), Bi còn mẹ, bố, cô và cả một dòng sông Hồng đang chờ em khám phá.
    Để kết thúc bài viết này, một liên tưởng đã hình thành từ trường đoạn làm bánh trôi nước trong phim, từ lúc bắt đầu, nặn bánh đến khi vớt bánh trong nồi ra rồi rắc vừng lên đĩa bánh, với bài thơ bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

P/S: về Phan Đăng Di, đây là bài phỏng vấn anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét