Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

__Một thoáng với "Nghệ thuật ngày thường"


Nghệ thuật ngày thường, tập hợp các bài viết của Phan Cẩm Thượng về nghệ thuật, mỹ thuật, hội hoạ và các thứ "linh tinh" khác. Hãy xem Phan Cẩm Thượng viết gì trong cuốn sách dày gần 600 trang này của anh.
... Hãy đọc bức tranh
Cứ cho là một cuốn tiểu thuyết vừa nhà văn phải viết trong một hai năm. Ta đọc truyện đó mất khoảng hai tiếng đến nửa buổi, chưa kể những người đọc dần dà trong hai ba ngày. Vẽ một bức tranh công phu cũng cần vài tháng, vài năm như Leonardo (1452-1519) vẽ nàng Mona Lisa trong bốn năm chẳng hạn. Thế mà hầu như rất ít ai xem bức tranh trong vài giờ, nói gì đến vài ngày. Cái đó chứng tỏ người ta không đọc được bức tranh như xem một cuốn truyện. Người ta thường nói rằng đọc truyện xem tranh, chứ không nói rằng đọc tranh, nhưng thực sự muốn hiểu được hội hoạ thì phải đọc được tranh, tuỳ từng ý thích và trình độ. Tôi đến một phòng triển lãm, vài người đòi phải giảng giải, tôi làm họ cụt hứng khi nói rằng không thể xem tranh hộ ai, cũng giống như ta không thể nhờ người khác ăn hộ mà thấy no được. Cũng như nhiều người, hoạ sỹ lúc đầu cũng chỉ xem tranh trong vài phút, nhiều năm sau có thể xem tranh trong hàng giờ và ngày nào cũng xem tranh, từ năm này qua năm khác. Đọc truyện Kiều hay một kiệt tác văn học, mỗi tuổi thấy mỗi khác, mỗi lúc thấy mỗi cái hay khác nhau. Triền miên trong ảo tưởng là lúc đẹp đẽ nhất của con người, và chán nhất là mất quá nhiều thời gian cho việc kiếm miếng cơm manh áo.

...
bạn có dám dũng cảm và dám dấn thân không, hi hi
...

Mona Lisa không phải là người đàn bà đẹp, nhưng Leonardo đã nhìn thấy ở nàng nụ cười bí hiểm và sự sâu thẳm của tâm hồn. Ông đã điển hình hoá nhân vật này đến mức nhà buôn đặt vẽ Joconda không công nhận đó là chân dung vợ mình, và không nhận tranh nữa. Nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử hội hoạ, người hoạ sĩ có thể diễn tả được chính xác của cơ khối trong phân tích ánh sáng đậm nhạt, và qua đó biểu hiện được vẻ không cùng của trí tuệ cũng như tự nhiên. Sau Leonardo cũng không ai làm được như vậy. Picasso vẽ Những cô gái ở Avignon từ một nhà thổ. Những bức tượng mặt nạ gỗ châu Phi với tính hoang dã và phân cắt các diện nhiều chiều đã gợi cho hoạ sỹ lập thể đập vỡ các hình thể nhân vật, một sự mở đầu cho ngôn ngữ hội hoạ lập thể, nó không tái hiện tự nhiên nữa, mà thuần tuý là một phương tiện bộc lộ tâm hồn. Nếu ai còn xem nghệ thuật theo kiểu đối chiếu, coi nghệ thuật như phương tiện phản ảnh hiện thực thị giác, thì không có cách gì thưởng ngoạn nghệ thuật Hiện đại. Họ chỉ có thể xem từ Vangogh đổ về quá khứ mà thôi. Những bức hoạ của Marc Chagall, Matisse, Dali, Kandinsky và Pollock sẽ không có ý nghĩa và không tài nào hiểu được nghệ thuật trừu tượng sinh ra từ sự khủng hoảng xã hội (qua hai cuộc thế chiến), hay nói như Paul Klee (1879-1940) "xã hội càng khủng hoảng nghệ thuật càng trừu tượng"
......

Thế mới biết, trong xã hội ta hiện nay, cái đếch gì cũng trừu tượng, từ giao thông, y tế giáo dục, yêu nước, hoa cỏ, quặng nhôm, condom ... chứ chẳng riêng gì nghệ thuật và hội hoạ :)))

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét