Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

__Đường đua

    Đường đời là một cuộc đua nhưng không có giải nhì cho người về thứ 2. Các chú công an trong phim toàn đến sau, CSGT thì ăn đạn còn cả tiểu đội Cơ động thì xơi nguyên cả đám bình ga, nghĩ cũng tội nghiệp...
    Phim việt nam thời kỳ “đổi mới” có đặc tính làm cho khán giả quên nhanh, thậm chí quên ngay khi phim còn chưa chiếu hết vì khán giả ngủ.Thành ra khi nhất thời điểm lại những phim Việt nào mình tững xem trên rạp thìchỉ nhớ được có “Mỹ nhân kế bưởi” và “Cánh đồng bất tận”, bom ký của điện ảnh Việt nam. Còn những “Lời nguyền huyết ngải”, “thiên mệnh anh hùng” hay phim nào đó nữa thì mãi sau mới nhớ. Phim việt cũng có một đặc điểm khác, thoại càng nhiều, nghĩa là để các nhân vật nói càng nhiều thì càng dở, đúng như lời các cụ, nói nhiều, hết khôn dồn dại. Một điểm nữa, những phim này không lôi được người xem vào câu chuyện nó kể, thành ra xem phim mà như xem kịch, một loại kịch xăng pha nhớt. Những phim việt hay thì tôi lại xem qua DVD lậu, ví như “Bi.Đừng sợ” thì mới không bị cắt. Một vài may mắn khác với “Để mai tính” “Những nụ hôn rực rỡ”… còn “Dòng máu anh hùng” thì nghe mấy giọng ngọng lơ lớ của anh em nhà Nguyễn thì cũng đã thấy ngan ngán rồi. Có người đồn trong Đường đua, các chú diễn viên nói ít và nói đúng chỗ (điều này mới nghe đã khoái), lại có không khí cine :), cái này thì phải xem mới biết.
    Rồi “Đườngđua” công chiếu trong vô vàn những bài trên báo mạng, bài điểm phim trên mạng xã hội. Hay dở của phim được xăm soi vô cùng chi tiết, chuyên môn sâu có, chuyên môn cạn có, tựu trung đều khen phim. Đến rạp trong tâm trạng phấn khích pha chút bâng khâng, không biết mình có chuốc lấy thất vọng nữa không.
    Đường vào đua ngay với âm nhạc tự nhiên, hiện đại. Những khuôn hình chuẩn mực dẫn dắt người xem chú ý ngay những giây phút đầu tiên, những mặc cảm u ám chẳng lành đến thật nhanh. Bi kịch của Lộc (Phạm anh khoa đóng) từ đâu ập đến, bất ngờ nhưng chẳng lạ vì nó vẫn luôn ở xung quanh, hàng ngày hàng giờ, ta đều đã nghe đâu đó, đã nhìn thấy một ai đó bên ngoài giống vậy. Câu chuyện dần kéo người xem vào một hành trình dài đầy bất trắc và lo lắng. Ta không có cảm giác đang xem phim nữa mà thay vào đó tasợ những nỗi sợ hãi của nhân vật chính ta lo cái lo của cha, em Lộc. Nỗi đắng cay trong phim như cơn lạnh thấm vào người xem. Nỗi sợ như nhân lên bởi đẩy Lộc vào con đường ghập ghềnh không lối thoát đó là những hoàn cảnh sống điển hình vẫn đang diễn ra hàng ngày xung quanh, trên đường phố, trên ti vi, trên báo đài và trong những câu chuyện phiếm ở bất cứ đâu. Trộm cắp, cướp giật, cảnh sát giao thông phạt vạ, nghèo đói, nợ nần, cờ bạc… Không có gì nhiều nhặn giúp đỡ Lộc trên con đường nguy hiểm và đắng cay đó ngoài đôi chân và bản năng sống mạnh mẽ của mình. Lực lượng chức năng nổi tiếng là các chú công an tài giỏi luôn chỉ đến sau khi mọi việc đã an bài. Lộc một thân một mình trước bão táp đường đời
    Và thương thay cho chính “Đườngđua” khi mà Mega Hải phòng với hàng đàn bom ngoại ép nó chiếu vào những giờ chết:9h15 sáng, 1h15 trưa và 5h20 chiều, toàn những giờ mà người xem "trưởng thành" phải “điểm danh” ở cơ quan và gia đình (phim cấm trẻ em dưới 16).

3 nhận xét:

  1. Như vậy, theo anh thì phim này hay hay dở vậy, vì chê cũng nhiều lắm.

    Trả lờiXóa
  2. Nó là một phim Việt nam hay :)

    Trả lờiXóa
  3. mình thấy phim này cũng được mà, giờ xem phim việt cũng nhiều phim hay lắm nha



    lioa
    on ap
    sua lioa
    sua on ap

    Trả lờiXóa