Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

___Những con chuột trong "Cánh Đồng Bất Tận"


    Rạp nhà nước nên giá vé mềm và không có số, thích ngồi đâu thì ngồi, sướng, nhưng những chỗ đẹp nhất thì không ngồi được vì ghế ... hỏng. Vậy đấy, có lẽ rất lâu rồi rạp không được duy tu bảo dưỡng, không chính xác, mà phải là không được dọn vệ sinh, rác nhiều, không khí trong rạp có mùi khó chịu, "Đừng, chuột đừng chạy ra ??? - tôi, bụng bảo dạ vậy". Phim chiếu rồi mà ánh sáng bên ngoài vẫn lọt vào từ cửa chính, bộ bản lề tự động đã hỏng từ lâu, không khép kín lại được. Chợt nghĩ, chỉ hơn năm, hồi đó rạp mới khánh thành, nằm trong hệ thống 1-cenema,(cùng với rạp dân chủ-Hà Nội- liên doanh với nước ngoài), cở sở vật chất khang trang hiện đại, cung cách phục vụ văn minh trong một quy trình khoa học khép kín. Bây giờ, nét xưa đó chỉ còn được giữ lại ở trần phòng chiều và màn ảnh, là nơi cao và xa quá, nơi những người quản lý mới, sở văn hoá Hải Phòng, không chạm tới,(hoặc chưa chạm tới) lên còn giữ lại được. Tất tật còn lại từ mặt tiền bị cắt thành ba bốn mảnh cho thuê làm cửa hàng bán giày, bán quần áo, bán đồ uống, đặt máy ATM, quầy bán vé biến dạng, các khung kính lồng poster treo tường cái cũ, cái vỡ và nội dung thì ngoài mấy đợt phim tuyên truyền thì rặt chẳng có gì thú vị.
    20h30 tôi vào rạp trước, để mặc cậu bạn đi cùng đang mải tán chuyện với cô bán vé. "Cánh đồng bất tận" bắt đầu với những ấn tượng tiếc nuối về sự xuống cấp của rạp. Không sao, phim hay thì cũng chẳng hề gì. Hơi bất ngờ vì phim không thực sự wide screen. "Sương" đang chạy đám người đánh ghen, nhịp phim bắt đầu nhanh và tiếp nối. Những tiếng cười vô duyên trước các cảnh "nóng" dần thưa thớt và im lặng. Chỉ còn tiếng phim và tiếng nhạc. Âm nhạc phim gần như thay thế âm thanh, nhạc phim không rõ vùng miền nhưng hiện đại và nhiều lúc nói thay những điều mà hình ảnh không làm được. Mà ở phim này thì hình ảnh rõ ràng là không làm được nhiều thứ, đúng như những gì mà các nhà phê bình sắc sảo và khó tính đã nói. Những Nguyễn Thanh Sơn, Hồ Trung Tú, Lê Hồng Lâm và Cậu Ấm thơ ngây rồi cả bọ Lập Quê Choa ... đã nói hết những hạn chế của phim, nhưng phải thừa nhận rằng, nếu không có những thiếu sót mà các vị kia đã chỉ ra thì với cốt chuyện sâu và nhân bản như vật thì có lẽ phim đã tranh giải "cành cọ vàng" rồi. Trong cái rủi, phim không đạt tầm kinh điển thế giới, thì phim có cái may khác, nó đả trở thành một mâm cơm bình dân ngon, nóng hổi. Cậu bạn lỗ mãng của tôi hồi nào còn cười khả ố trước mấy cảnh trần trụi thì nay đã đưa tay dụi mắt. Mấy "bình luận viên" bất đắc dĩ đã thôi buông lời lếu láo. Những trung cảnh (đặc tính của phim truyền hình-phục vụ khán giả màn ảnh nhỏ), cận cảnh với những hình người to, cảnh sắc rõ ràng, cử chỉ, vẻ mặt và không khí trong cảnh đó rất chân thật và ngột ngạt, và nó trực tiếp thâm nhập vào cảm xúc của người xem. Cái lợi của trung cảnh tĩnh là như vậy. Tiếp cận một cách trực diện, không xa gần quanh co đưa đẩy. Còn cách nào nhanh hơn cách này. Nhưng, nhược điểm của nó, có lẽ sẽ làm người ta quên nhanh. Vì cảm xúc không được xới sâu xuống dưới những tầng đáy của cảm xúc,,..,, mà cũng có mấy người có nhiều tầng cảm xúc !!!. Do vậy tuyệt đại đa số sẽ thấy phim rất hay, phim sẽ còn tiếp tục được chiếu nước 2 và nước 3, xuống các thành phố và thị trấn khác. Với những người quen xem ti vi nay được xem một cái ti vi khổng lồ, một sự làm quen, không gây sock. Sẽ đến với rất nhiều người sau nhiều năm không biết đến màn ảnh rộng.
    Oái! chuột, một bóng đen vụi chạy trên mặt bức tường thấp ngăn hai bên chẵn, lẻ. Tôi giật bắn mình, kêu lên kinh hãi. Cậu bạn tôi lại được dịp chửi thằng tôi làm "nhiễu" phim của nó. Nó đang thương đàn vịt đang bị các đồng chí kiểm duyệt chôn sống, chôn luôn nguồn sống của những mảnh đời trôi nổi. Và đến khi Nương bị mấy anh Cán bộ giả (mà giả hay thật cũng không quan trọng với họ, vì cứ nhìn thấy bóng cán bộ là dân đã sợ chết khiếp rồi) làm nhục, cả rạp như nghẹn lại. Rồi đến khi biết Nương có bầu, cậu bạn tôi gần như đã bị một cú đấm nhỏ vào thái dương. Cái đó thực sự là một bi kịch quá sức của những người bình thường, những người vẫn còn chịu ràng buộc với những mỗi quan hệ rất làng xã ở các ngõ, các phố xóm đô thành. Và hình ảnh ông bố lái đò đưa trẻ đi học thực sự là giải thoát cho khán giả, theo như lời đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã nói, tuy nhiên sự giải thoát đó là không nhiều. Anh Nguyễn Thanh Sơn có nói, phim là PhotoShop của truyện, tôi không hẳn đồng ý như vậy, phim khá độc lập với chuyện và dấu ấn của đạo diễn là tương đối rõ ràng. Dấu ấn của các diễn viên rất tốt, nhất là Nương và Điền. Hải Yến cũng khá chân thực. Tông màu u ám, bàng bạc có lẽ là cái gần nhất giữa phim và truyện. Một số người khác bảo những góc cạnh trong truyện đã được phim bo tròn lại, không hẳn như vậy, mấy thằng cướp giả danh cán bộ xã cho thấy ai mới làm dân sợ hơn, chỉ cần thấy bóng cán bộ là dân đã phát sốt phát rét rồi, rồi một hàng lò gạch như những nấm mồ khổng lồ, một cái máy xúc quen thuộc xúc đất chôn sống vịt.....Tôi không thích truyện này của Nguyễn Ngọc Tư vì cái giọng văn bàng bạc khô khan rời rạc. Phim ngược lại, ướt át hơn, tuy chưa đủ độ nhưng cũng làm tôi thích hơn truyện nhiều phần, những giọt nước mặt, cảnh hãm hiếp Nương hề sướt mướt và rẻ tiền. Phim không lấy nước mặt theo kiểu cải lương, đó là điều chắc chắn. Cái không được, chỉ là nó có nhiều chất "màn ảnh nhỏ - truyền hình" quá. Với tất tần tật những bài phê bình đã đọc, có lẽ chỉ cần xen kẽ những trung cảnh nặng nề liên tục có những phút giây viễn cảnh mây nước vô vọng, những bức tranh thuỷ mặc buồn hay những cánh đồng khô nẻ trải dài về phía chân trời, những hàng dài lò gạch với khói trắng chết người nghi ngút, những phút câm lặng của người cha bên thân thể con gái nát bầm, những cơn ác mộng khôn nguôi về người mẹ ... sẽ làm mâm cơm vốn dĩ nhiều thịt và rau kia sẽ có thêm bia, rượu. Và các nhà phê bình ĐIỆN ẢNH khó tính sẽ bớt bức xúc hơn.
----------------
P/S: Bức ảnh trên lấy trên mạng, và chắc chắn đã được "kích" màu, màu thực trong phim không tươi sáng và sâu như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét