Thứ Tư, 24 tháng 3, 2010
triết học ở quán bia
    "Tobe or not tobe", câu nói nổi tiếng của Hamlet hoặc othelo hay ai đó trong kịch của Sech pia, tôi không nhớ rõ lắm, được dịch là "tồn tại hay không tồn tại" còn khi đến với chúng tôi, bạn bia bạn nhậu nó thành ra "tu bia or not tu bia". Sở dĩ có tôi nói đến chuyện này vì hôm ngồi nhậu có 2 cậu cùng làm với bạn tôi học rất giỏi triết, một người thi được 8 người kia được 9 điểm, còn tôi phải thi 2 lần mới qua, lần đầu 3 điểm , lần hai 6 điểm. Qua cách hiểu của họ, tôi thây họ đã đồng nhất 2 khái niệm triết học và chủ nghĩa Mac Le vào làm một. Thật sai lầm.
    Triết học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu sự vận động và phát triển của các hiện tượng, sự vật tự nhiên và xã hội, còn đây là định nghĩa của Wiki "Triết học là môn khoa học chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu. Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận". Và như vậy, rõ ràng là nó không liên quan gì tới chủ nghĩa "lọ chai" các cái, đơn giản chỉ là một ngành khoa học. Trước khi nói về việc tôi thu thập được gì ở môn triết học, tôi muốn nói rằng: Mac là người Đức còn Ăng ghen là người Anh. Một ông râu ria rậm rạm (như thổ dân Úc châu) còn ông kia ít râu hơn, nhưng cũng nhiều, tôi biết mặt ông này khá sớm vì ở nhà ông nội tôi xưa kia có ảnh 5 cụ trên bàn thờ (cụ Hồ, Stalin, Các Mác, Ăng ghen, Lê Nin) trong đó chỉ có cụ Hồ nhà ta được ảnh mầu, còn lại là đen trắng, tất cả đều rất nét. Không có ảnh của Mao, vì hồi đó sắp oánh nhau với Tàu ở Trường Sa. Một điều chắc chắn rằng các nguyên tác TRIẾT HỌC, KINH TẾ CHÍNH TRỊ của Mác và Ăng ghen hầu hết là Tiếng Đức và Tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ của 2 ông. Còn khi triết học được biết ở miền bắc nước ta tôi chắc chắn 99% là được dịch từ tiếng Nga. Tức là sang đến ta nó đã bị thay đổi không ít thì nhiều theo chủ quan của người dịch, của nhà xuất bản. Sang đến ta lại tiếp tục bị thay đổi vì những nguên nhân trên. Do đó điều tôi cảm thấy có ích nhất trong môn triết được học ở nhà trường chính là phép biện chứng mà Mác "kế thừa" của He ghen, và quan trọng nhất trong nó là 3 quy luật cơ bản và 6 cặp phạm trù.
    Quy luật 1: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Ý nghĩa:
- phát hiện mâu thuẫn bên trong sự vật hiện tượng phức tạp có nhiều mâu thuẫn.
- phát hiện đúng mâu thuẫn để thúc đẩy đấu tranh giải quyết mâu thuẫn.
    Quy luật 2: Từ những thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại
    Quy luật 3: Quy luật phủ định của phủ định
6 cặp phạm trù:
1- Cái riêng - cái chung.
2- Nguyên nhân - kết quả.
3- Tất nhiên - ngẫu nhiên.
4- Nội dung - hình thức.
5- Bản chất - hiện tượng.
6- Khả năng - hiện thực.
P/S: tôi không viết lại nội dung của nó vì có thể dễ dàng tìm đọc nó trên mạng. Còn trong 6 cặp phạm trù kia, nhưng cặp in đậm theo tôi quan trọng hơn các cặp còn lại.
Một câu hỏi khác: Các đại nhân(không kể Mao-cu này là tiểu nhân) trong bài này có điểm gì chung:.............
......................
Trả lời: Bây giờ họ đều nguội cả rồi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét