Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2010

Triệu phú ổ chuôt (TP)


    Hôm nay sau 3 lần, tôi mói được xem đầy đủ phim này. Người ta nói nhiều về nó, nào là đoạt bao nhiêu giải Oscar, rồi thì một câu chuyện cổ tích thời hiện đại..., nhưng trước hết , TP là một bộ phim hiện thực phê phán, kiểu như Số Đỏ, Chí Phèo (trong văn học) ở thời điểm có nó vậy, còn hiện tại ở ta không có phim nào sánh được, có thể là "Trở Về" (TV) của Đặng Nhật Minh, tuy nhiên phim này hình như bị cấm chiếu(hoặc hạn chế) ở thời điểm nó ra đời, khoảng năm 94-96 gì đó, nó có vẻ như "Cánh đồng bất tận" (CDBT) trong văn học của ta vậy. Tuy nhiên tôi không thích CDBT cũng như văn của Nguyễn Ngọc Tư, cái style của chị không hợp với tôi. Mặc dù vậy TV cũng không nặng tính phê phán như TP. Tầng lớp đáy của xã hội Ấn Độ trong vòng 10-15 năm trở lại được mô tả chân thực một cách trần trụi không giấu diếm. Mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn tôn giáo, chênh lệch giàu nghèo..., những tên gangxto máu lạnh, coi mạng người như cỏ rác, những tay cảnh sát béo múp chỉ biết đánh đập dân nghèo và trẻ em. Khu ổ chuột khổng lồ ngập ngụa trong thải rác, những tòa cao ốc và biệt thự hiện đại. Một cuộc sống lầm than với những mảnh đời khó nhọc, rách rưới với mưu sinh cùng gặp nhau ở một chương trình truyền hình, Đi tìm triệu phú, giấc mơ của họ, giấc mơ được trở lên giàu có. Một giấc mộng xa vời nhưng là một liều thuốc tinh thần cho những con người khốn khổ đó.
    Có một đoạn đối thoại thú vị:
Cảnh sát trưởng: Con gái học lớp 5 của tôi cũng biết dưới hình quốc huy có chữ gì
Jamal: ở chợ ai cũng biết kẻ lấy xe đạp của jumu, ông có biết không?
Tất nhiên Cảnh sát trưởng làm sao biết được. Lại nhớ trong Nụ hôn thần chết của Dũng Khùng có câu "Có phải cái gì dân thấy cảnh sát cũng thấy đâu". Hình ảnh của cảnh sát xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều trong phim cũng như trong cuộc đời của Jamal, từ bi kịch đầu tiên tới giây phút hạnh phúc cuối cùng. Vô cảm ngồi đánh bài và xua đuổi trẻ em cầu cứu trong khi dân chúng tàn sát nhau. Đánh đập tàn bạo jamal khi nghi cậu ăn cắp phụ tùng xe của khách du lịch, và hăm he tẩn jamal khi nghi cậu gian lận trong chò trơi. Tay dẫn chương trình hiện ra cũng thật đểu cáng (Lại Văn Sâm xem phim này chắc tái mặt). Cứ như vậy, mỗi câu hỏi, mỗi đáp án gắn với một sự kiện đau đớn trong cuộc đời của Jamal (cuả cư dân khu ổ chuột) từ thơ ấu cho tới vị thành niên. Nỗi xót xa đó nặng nề tới mức các khu cao ốc đã thay thế khu ổ chuột và kết thúc có hậu của nó chỉ như miếng băng dính dán vào vết thương, bạn chỉ không phải nhìn thấy nó thôi, đau đớn vẫn còn nguyên vẹn.
ảnh:lấy trên mạng- ko biết của ai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét