Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

__Se-ri : tốc độ và sự phấn khích.


    Với các phim làm lại-sequel, các phần sau thường là đuối hơn các phần đầu ăn khách, chỉ một số ít se-ri làm được điều ngược lại. Seri “fast and furious” là một trong số đó, chỉ riêng cái tên Fast five cũng đã nói lên sự thành công rồi. Phần 5. Mỗi phần của se ri phim này được dịch ra tiếng Việt rất khác nhau, mỗi nơi dịch một kiểu, rạp dịch khác mà truyền hình (Cinemax khác Star movie và khác VTV) dịch một khác. Phần một “The Fast and the Furious ” năm 2001, hồi đó dân ta chưa được xem phim rạp (nói vậy hơi quá nhưng rất ít phim bom tấn được chiếu rộng rãi như bây giờ-lên chỉ được các nhà đài chiếu) Star movie dịch là: Tốc độ và sự phấn khích, và họ khá trung thành với tên này xuyên suốt các phần, từ phần 1 đến 4. Phần 2 : “2 Fast 2 Furious” -2003, được One Cinema nhập về chiếu và dịch rất hay, “Thử thách lần 2”, chưa thấy Cinemax chiếu. Phần 3 “The Fast and the Furious: Tokyo Drift” -2009. Megarstar nhập và được dịch cũng hay không kém, “Thử thách 3: chinh phục Tokyo” trong đó Drift: có nghĩa là trượt, rê, một kiểu lái xe phù hợp với địa hình đồi núi, đường dốc và nhiều khúc quanh gấp ngắn. Phần 4 “Fast & Furious ” các mạo từ The được bỏ hết, tốc độ và sự phấn khích đã khẳng định được đẳng cấp và nó không cần phải định nghĩa hay nhấn mạnh lại. Chỉ cần nghe tính từ nhanh và náo nhiệt thôi là người xem đã thấy phấn khích rồi, một sự chơi chữ khá thú vị của người làm phim. Megarstar dịch là “Quá nhanh và quá nguy hiểm” chả biết lấy từ quá ở đâu,còn Cinemax dịch là “Cuộc vui náo nhiệt” không có chú thích thêm nào về sự nối tiếp của tên phim. Cái tên này nghe hay hơn cả.
    Fast five Megastar đặt tựa đề: Fast & furious 5: phi vụ Rio. Có vẻ như sang Việt Nam, tốc độ và sự phấn khích vẫn cần cái tên kết nối với các phần trước để kêu gọi người xem đến rạp. Vì các phần trước đó không đủ hút khách chăng? Vì đã có một vài lời phàn nàn rằng phần 4 và 2 bị Megar cắt hơi bị nhiều, còn với tôi phần 5 này có vẻ như không bị cắt hoặc nếu có thì cũng không đáng kể. Phần 5 này có thể nói sự phấn khích được đẩy lên đến cao độ, tốc độ chỉ còn là yếu tố phụ (tuy không hẳn thế) vì nó đã được khai thác quá nhiều ở các phần trước. Và để nhấn mạnh vào sự phấn khích thì không có gì làm người xem phấn khích hơn các yếu tố kịch tính tự phát sinh từ logic nội tại của câu chuyện. Phần năm đã làm rất tốt điều này, một sự thành công của các nhà biên kịch. Bên cạnh đó là các yếu tố đã trở thành thương hiệu của loạt phim về đua tốc độ này: các pha hiểm nguy nghẹt thở, âm thanh, tiếng động, hot girl … âm nhạc không có gì phải phàn nàn, bởi một điều đơn giản: nó hoàn hảo.
    --- P/S: Trong loạt phim đang chiếu trong thời gian này: "Thor" là một phim siêu anh hùng khá lạ lẫm, một sự kết hợp lý thú giữa chuyện thần thoại và đời thực, một phim hoành tráng nhưng cũng không kém phần hài hước và giàu tình cảm. Mã nguồn "Source Code" lại là một câu chuyện đẫm chất nhân văn được lồng vào thể loại hành động-khoa học viễn tưởng, nếu bạn biết chỉ còn sống được 8 phút, bạn sẽ làm gì, gọi điện cho người thân yêu nhất, làm cho mọi người xung quanh vui vẻ và hôn cô gái của bạn đến lúc đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét