Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

HHPT bài 4: Tìm hiểu Johan Vermeer qua tác phẩm : thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai


Đây là một tác phẩm lấy cảm hứng từ một bức tranh của Vermeer, một danh họa Hà Lan, thế kỷ 17. Tôi có đọc một vài tác phẩm kiểu này, nhưng đây có lẽ một câu chuyện được kể để lại nhiều một cách giản dị và sâu sắc nhất. Người đọc sẽ được chiêm ngưỡng suy luận của một nhà văn, của một người xem tranh, một nhà nghiên cứu hiện tại trước một tác phẩm của ông - Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai. Qua tác phẩm và xem lại bức tranh, nhà văn đã đi ngược lại, tìm hiểu quá trình vẽ của họa sĩ, phân tích nội tâm của người mẫu, phân tích ánh sáng, và tách màu của tranh. Không những thế, với tài năng của mình , nhà văn đã dựng lên tính cách của họa sĩ, tính cách của người mẫu, hoàn cảnh ra đời của bức tranh. Và sự suy diễn này phải nói là rất hợp lý, các hành động, các tuyến nhân vật phụ, mối quan hệ và diễn biến của các mối quan hệ, tổng thể ấy đã làm lên một câu truyện hay, đằm thắm. Một ấn tượng giản gị, nó không có kiểu hấp dẫn, lôi cuốn ào ạt như một tác phẩm khác cùng loại như : “Bức họa Maja khỏa thân”, nó như một thứ rượu ngon, lúc đầu thì dịu nhẹ dễ vào, nhưng càng uống càng thấm, càng say. Người đọc còn biết thêm về quá trình pha chế màu, bây giờ những việc này vô cùng đơn giản do công nghệ hóa chất tiên tiến, nhưng ở thời điểm đó thì để có được những màu sắc mong muốn là cả một quá trình tìm tòi công phu, nhiều công sức. Sự điều khiển ánh sáng của họa sĩ để tạo ra một bố cục, hàm ý của bức tranh rất tinh tế. Và không khó khăn lắm, người đọc khi xem lại bức tranh, bìa của sách, sẽ thấy ngay được vẻ đẹp của nó, một bài học về hội họa phương tây./.
P/S: “Bức họa Maja khỏa thân” : hấp dẫn, lôi cuốn, có thể đọc một mạch đến hết. Nhưng không có nhiều ý nghĩa về hội họa. Đơn giản chỉ là một câu chuyện tình lãng mạn, có gắn thêm bức tranh của Francis Goya- họa sĩ Tây Ban nha.
“Người tình tuyệt vời” một câu chuyện nhảm nhí vớ vẩn, văn chương thum thủm – bức tranh “sự ra đời của thần vệ nữ” chỉ là cái cớ. Thiên tài phục hưng Balotteli - chết tí nhầm, là Botticelli- nếu sống lại sẽ vả vỡ mồm tác giả của cuốn bestselet này, hoặc thằng biên tập nó ra tiếng Việt. Nhiều tập, nhiều chữ, tốn giấy, mất công đọc.
“Kiếp sau” của Marc LEVY, về tác phẩm “Thiếu nữ áo đỏ” của Radskin họa sĩ Nga, ông này là kiến trúc sư, qua viết văn, khá ăn khách ở Pháp. Đọc mấy dòng giới thiệu ở bìa, tưởng hay, ai ngờ đọc như ăn phải cơm sạn, cháy, dớt. Nếu ko tiếc mấy chục nghìn cộng thêm giấy, bìa đẹp thì đã cho hóa vàng nó. Tôi nghi là do mấy thằng dịch ở ta dịch ẩu, nhưng cố đọc thêm một chuyện nữa của cha này thì đúng là, không thể chịu nổi, may mà chỉ thuê quyển này. Hồi thằng cha này sang Việt Nam, tôi định lên Hà Nội để tương giày vào mặt nhưng vì sợ công an lên thôi.
“Kafka bên bờ biển” của Haruki Murakami, một câu chuyện hư ảo, đưa người đọc đến những góc sâu nhất của con người. Khác với “Rừng Nauy”- là một tác phẩm thật của Beatle, bức tranh “Kafka bên bờ biển” tên của một bản nhạc, một bức tranh của nhân vật trong chuyện. Murakami là vậy, phù thủy của ngôn ngữ, có lẽ ông viết cáo phó thì khối người sẽ rơi nước mắt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét