Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Tại sao nghệ thuật không dành cho đa số?



  Có một sự thật rằng nhiều người trong chúng ta khi nghe nhạc không lời, nhạc nước ngoài, tranh vẽ hay phim ảnh có cảm thấy hay hay, thinh thích nhưng cắt nghĩa hay chỗ nào, vì sao hay, cụ thể nội dung nói lên điều gì thì không nói được. Một cục ấm ức to tướng chẹn ngay họng mà không sao nhổ ra được. Tôi đã gặp phải cảm giác này rất nhiều lần, từ khi còn bé có thể là từ hồi lớp 8 lớp 9, vì lúc đó tôi bắt đầu nghe nhạc nước ngoài và lần đầu xem phim của Vương Gia Vệ, "Đông Tà Tây Độc" (DTTD) và "Phi hồ ngoại truyện" bây giờ vẫn vậy dẫu có ít hơn vì có Google. Tôi cảm thấy "Đông tà tây độc" nhất định không phải là một phim dở, mặc dù lúc đó tôi đang mê muội những Lý liên kiệt, Quách Tỉnh, Hoàng Dung, thần điêu đại hiệp, linh sơn thần tiễn, Quỉ Bảo.v..v.. Thế giới của DTTD đầy hư ảo, mơ hồ, thướt tha, quyến rũ nhưng khó tính, rất khó tính. Nó làm tôi rất khó chịu vì không cắt nghĩa được nội dung phim nhưng tôi không thể quên được nó, ánh mắt của Lâm thanh Hà, của Trương Quốc Vinh không làm sao tôi quên được. Thật đáng ghét, ko ai nói cho tôi biết vì sao? Với Van gogh cũng vậy, đọc trên báo nhiều, nghe thời sự nhiều, cũng thấy cái gì đó hay hay nhưng hoàn toàn mù tịt. Và chỉ đến khi tôi đọc hết một đêm trắng về cuộc đời ông, cùng rất nhiều lần thử pha màu, tập vẽ cùng với các bạn được đào tạo ở khoa Kiên trúc, tôi mới thực sự thích, và bắt đầu hiểu ông, hiểu tranh của Ông. Cũng như vậy, phải khi buồn bã , cô độc đến cùng cực, và tức giận thì tôi cũng mới lờ mờ thấy khoái thứ âm thanh chói tai của Rock mặc dù ko biết mấy câu tiếng anh trong đó. Rồi phải tìm lời, dịch, nhẩm đi nhẩm lại, tìm hiểu về sứ xở của họ, đời sống của họ thì mới càng yêu họ hơn. Chúng ta đi tiếp cận nền văn hóa đó từ các sản phẩm hoàn chỉnh, thành phẩm cuối cùng lên chỉ có thể thấy "hay hay" chung chung mà thôi. Nên chẳng có gì khó hiểu khi một nhà bào trên Vietnamnet chê bai thậm tệ DTTD khi bản biên tập lại được công chiếu trên màn ảnh rộng. Các nhịp chuyển động nhẹ nhàng chậm rãi, sự bảng lảng và phiêu du của bộ phim đã không được cảm nhận. Những tiếng hét, khói bụi, xa mạc và những bộ mặt buồn nhiều suy tư đã không tìm được tri kỷ. Tất cả chỉ tại sự bó buộc trong tư duy, sự mất gốc về cảm nhận chủ quan trên cơ sở trí thức, sự mất tự do quá lâu trong suy nghĩ đã làm cho chúng ta thiếu bản lĩnh khi đối diện với nghệ thuật đương đại, thói quen nghe, xem những cái đã được mở sẵn, cảm nhận thụ động dưới sự dẫn dắt, lời lẽ của người khác tất cả các thứ tệ hại đó làm chúng ta mơ hồ, ngờ nghệch trước những thành phẩm cuối cùng của nghệ thuật đương đại, và sự bạc nhược tinh thần trước các ý tưởng, quan điểm độc lập và tự do.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét