Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Điện ảnh và Truyền hình: Sức mạnh truyền thông

    Điện ảnh: cũng như truyền hình đây là một từ hán việt, nhưng có thể hiểu Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật mà ở đó các tác phẩm là những bộ phim để chiếu trên màn ảnh rộng trong rạp chiếu phim. Phim để lưu giữ điện ảnh là phim nhựa, làm bằng nhựa, cỡ 35mm: to như phim chụp ảnh bình thường và cũng qua quá trình in, tráng trước khi đem chiếu. Khi chiếu, một đèn pha công suất chiếu qua, phóng hình ảnh lên một màn hình, hoặc một mặt phẳng bất kỳ, lên tường, vải... lên còn được gọi là phim đèn chiếu. Được dùng để sáng tạo những bộ phim nghệ thuật, giải trí,... Muốn xem phim nhựa, người xem phải mất tiền để mua vé vào rạp hay vào bãi chiếu phim. Thích phim nào, mua vé phim đó.
    Truyền hình: các tác phẩm truyền hình: phim, kịch, thời sự ... được thu vào băng video, băng từ, cd,dvd ..v.v. và được phát đi trên sóng truyền hình , được xem qua tivi, thường được chiếu miễn phí, gần đây mới có truyền hình trả tiền. Người xem không được quyền lựa chọn cái mình muốn xem, chỉ được quyền chuyển kênh hoặc tắt tivi. Truyền hình có thế mạnh là được phủ sóng rộng khắp đến đông đảo người xem, phương tiện xem đơn giản và thông dụng. Do đó nó có thế mạnh rất lớn để quảng bá, tuyên truyền, là một bước tiến vượt bậc của phát thanh, và ngày càng phát huy vai trò tổng hợp : giải trí, tuyên truyền, quảng cáo , là biểu tượng sức mạnh của ngành truyền thông hiện đại, là một công cụ chính trị hữu hiệu. Internet ngày càng phát triển nhưng khó mà có được vị thế như truyền hình.
    Người xem chỉ được xem cái mà nhà đài phát, và phải xem đi xem lại cái mà họ muốn in vào trí nhớ người xem. Có lẽ đây cũng là yếu tố khác nhau cơ bản nhất giữa điện ảnh và truyền hình, hai loại hình vốn có cùng bản chất là phát đi những hình ảnh động kèm theo âm thanh. Ngày nay một số seri phim truyền hình, phim tài liệu còn được quay bằng phim nhựa để có màu sắc đẹp trước khi chuyển thành băng, đĩa, hoặc số hóa để đưa lên đài phát. Và ngược lại phim điện ảnh được sang thành băng video,DVD, CD hoặc file dữ liệu để bán và tải về máy tính người dùng về nhằm thu thêm lợi nhuận sau khi đã được chiếu ở rạp. Với sự tiến bộ của công nghiệp điện tử, truyền hình, các phương tiện nghe nhìn ngày càng cao cấp truyền hình ngày càng lấn sân điện ảnh, khán giả thì ngày càng lười vận động và suy nghĩ, do đó điện ảnh đã ít khách này còn ít hơn. Một điểm khác nữa nội dung của truyền hình đươc kiểm soát gần như tuyệt đối, còn phim nhựa khó hơn, tuy bị cắt cúp khá nhiều nhưng khi ra rạp nó vẫn gây được ấn tượng rất mạnh. Ấn tượng của điện ảnh đem lại cho người xem những cảm xúc rất khác nhau, nhưng thú vị và sâu đậm hơn rất nhiều so với truyền hình. Do đó nếu một phim truyện nhựa suất sắc có thểm đem lại sức cảm hóa và lan tỏa rất lớn.Đây cũng là một mục tiêu lớn của ngành văn hóa và tuyên giáo của nước ta, tuy nhiên các bộ phim của họ làm ra hoặc tài trợ ngày càng kém cỏi vì nhiều nguyên nhân, sẽ đề cập sau. Rạp không thể vắng khách, do đó phim nước ngoài được đem về chiếu, dân ta được xem nhiều thứ hơn, và một lớp khán giả có nhận thức, một lớp công dân với suy tư và cảm xúc tươi mới ra đời, cứu vớt điện ảnh trước sức mạnh của truyền thông hiện đại.
p/S: tham khảo bài viết của Phan xi nê trên báo TT&VH
http://thethaovanhoa.vn/176N20091208055848324T133/lhp-viet-nam-tu-goc-nhin-2009-bai-1-tu-nuoc-mat-le-hoang-den-sen-vang-16.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét