Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

__"Interview người nổi tiếng" của Cát Khuê


    Vô tình vào siêu thị, cố tình vào góc bán sách, vô tình nhìn thấy “interview người nổi tiếng” , và cố tình tìm hiểu Cát khuê là ai. Chị là nhà báo và cũng có một trang mạng catkhue.com. Phỏng vấn người nổi tiếng, nôm na là như vậy, nhưng có lẽ thêm vào một câu tiếng anh để tạo ra một tiêu đề như vậy sẽ làm nó được “chú ý hơn”, nhiều tính báo chí hơn, và cho thấy sự hài hước của tác giả. Tôi chưa thực sự thấy điều này và chỉ khi bập vào, thì mới thấy hết được sự hóm hỉnh, tinh tế và thú vị của tác giả, của những bài phỏng vẫn của chị. Thậm chí còn hơn cả phỏng vấn, vì trong đó hàm chứa rất nhiều lời bình, có thể nói như vậy, nhiều đoạn nói lên thiện cảm của chị với người được “interview”. Người đọc hay chê các bài phỏng vấn ở ta không hay, giả tạo và hời hợt, rồi quay ra trách người làm báo, người phỏng vấn không đủ tầm để đưa ra các câu hỏi hay với nhân vật. Thậm chí “cô nàng đanh đá” Lê Hoàng còn “xúc sỉ” các nhà báo trong một cuộc họp báo, “…Và tôi hy vọng sẽ nhận được các câu hỏi sâu sắc…”. Thật khổ thân họ, vì có một điều mà ở ta, người nổi tiếng có chịu trả lời những câu hỏi khó không (không trả lời thì đỡ phiền nhiễu hơn), và giả sử trả lời rồi thì Tổng biên tập cũng có giám đăng không. Với “một số” vấn đề “đơn giản” như vậy mới thấy giá trị của “interview người nổi tiếng”. Bởi trong đó không chỉ có các nhân vật nổi tiếng rất thú vị (có nhiều hơn những người nổi tiếng nhưng không thú vị), mà còn có những câu hỏi hay và hơn hết người nổi tiếng chịu trả lời hay. Tôi đề cao giá trị hay này, bởi lẽ sự thật không thể được nói toạc ra được, bạn đọc phải tự tìm thấy nói thôi. Và cũng bởi lẽ, cái hay đó hàm chứa sự thật được phản chiếu một cách ẩn ý và thâm thuý. Tôi thực dành nhiều tôn trọng các doanh nhân nhưng tôi không thích họ, một phần vì tôi gặp vài người xấu và cũng vì bị đọc quá nhiều tin tức xấu về họ, do đó tôi chọn đọc những vị không phải là doanh nhân trước, còn lại sẽ tiêu hoá dần. Và cảm tính đã không phụ tôi, nhưng bài nói chuyện với Lê Kiến Thành (con cố Tổng bí thư Lê Duẩn), Thiền sư Thích Nhất Hạnh, dịch giả Cao Việt Dũng (nick: Nhị Linh), doanh nhân Lê Hoàng Lan (em gái “cô” Lê Hoàng), một vài người khác thì tôi đã đọc trước đó trên các bào mà Cát khuê cho đăng bài. Và chỉ riêng với những cuộc phỏng vấn kia thôi, sách đã đem lại nhiều thông tin và sự thích thú hơn rất nhiều những quyển như “Phỏng vấn Trương Nghệ Mưu . Củng lợi…” hay hơn bản nhái “Những người cùng thời” của Lý Lan. “Interview người nổi tiếng” có lẽ chả kém hơn bản chính “Những người cùng thời” của I-u-ri Bôn- đa- rép. Tôi thực sự thích thú trước những câu trả lời của Thiền sư Thích nhất hạnh, chỉ bằng một vài kiến giải nhỏ, thiền sư đã cho thấy sự uyên bác và tuệ nhãn, tuệ tâm của mình. Thiền sư hướng người đọc, chắc sư cũng ý thức được những gì sư nói khi nó được in ra, đến một thế giới tâm linh của Phật giáo rất dễ hiểu, dễ thấm và dễ thuyết phục. Chỉ bằng những lời ngắn ngủi đó thôi mà tôi đã hiểu, đã sáng ra một số điều tôi thắc mắc lâu nay và thực sự có một cái nhìn khác về phật giáo cao thâm. Thật may mắn cho chị khi được tiếp chuyện Thiền sư. Và chân dung của Doanh nhân Lê Hoàng Lan được chị miêu tả rất trân trọng mặc dù gần như không có câu trả lời rõ ràng nào cho các câu hỏi được đưa ra, nó thể hiện khả năng không cần nói cũng biết của chị, khả năng hiểu người khác. Một số ít lần thấy được sự bế tắc của chị khi tiếp xúc với nhân vật, và chị cũng không giấu điều này. Do vậy "bài phỏng vấn" này thực sự hay, không nói mà người đọc tự thấy nhân vật hiện ra, tuy nhiên nó bị ảnh hưởng nhiều bởi cách nhìn của người viết. Cho dù một vài chỗ như vậy thì ính chân thật của cuốn sách cũng không bị kém đi chút nào mà còn thêm vào mấy phần hấp dẫn.
    Vĩ thanh ---------
    Cát khuê: Thưa thầy, "Phật tại tâm". Vậy các nghi lễ của Phật giáo nhiều khi bí ẩn và mang nhiều màu sắc huyền thoại có cần thiết không ạ?
    Nó cần thiết vì chỉ những người đạt đến trình độ vô tướng thì người ta mới không cần hình thức. Nhưng nhiều người cần cái đó người ta mới có thể cảm thấy gần gũi. Bàn thờ ông bà chẳng hạn, mình biết ông bà đâu phải ngồi trên bàn thờ. Nhưng hình thức hướng dẫn cho cái tâm. Những người tu tập như chúng tôi không cần hình thức nhưng bây giờ thì nhiều người vẫn cần. Có chân tâm và vọng tâm. Nếu tu tập tốt thì chân tâm lớn lên và vọng tâm sẽ nhỏ đi.
--- với Oprah
Oprah: Sự nhìn nhận những đau khổ hay tổn thương.
Nhất Hạnh: Đúng thế. Và niệm chú thứ tư hơi khó hơn một chút. Đó là khi bạn bị đau khổ và bạn tin rằng sự đau khổ của bạn gây ra bởi người mình yêu thương. Nếu một ai khác đã làm điều gì sai quấy cho mình, bạn đã có thể ít khổ đau hơn. Nhưng đây lại chính là người mà mình yêu thương nhất, do đó bạn bị đau khổ vô cùng. Bạn muốn đi về phòng của mình đóng cửa lại và chịu đựng một mình.
Oprah: Đúng thế.
Nhất Hạnh: Bạn bị tổn thương. Và bạn muốn trừng phạt người ấy vì đã họ khiến bạn phải đau khổ. Câu niệm chú là để chế ngự điều ấy: "Em yêu, tôi đau khổ. Tôi đang cố gắng hết sức để tu tập... Xin hãy giúp đỡ tôi." Bạn hãy đến với cô ấy, với anh ấy, và thực hành điều đó. Và nếu bạn có thể tự mình đến để đọc niệm chú ấy, ngay lập tức, bạn sẽ vơi nhẹ khổ đau. Bởi vì bạn không có sự gì ngăn trở giữa bạn và người ấy.
Oprah: "Anh yêu, em đau khổ. Hãy giúp đỡ em."
Nhất Hạnh: "Hãy giúp em."
Oprah: Nếu người đó không sẵn lòng giúp mình?
Nhất Hạnh: Trước hết, khi bạn yêu một ai đó, bạn muốn chia sẻ mọi thứ với anh ta hoặc cô ta. Vì vậy, chính là nhiệm vụ của mình để nói rằng, "Tôi đau khổ và tôi muốn bạn biết", và anh ấy, cô ấy, sẽ trân trọng với điều đó.
Oprah: Nếu anh ấy, cô ấy yêu mình.
Nhất Hạnh: Đúng. Đây là trường hợp của hai người yêu nhau. Người mà mình yêu quý.
Oprah: Đúng quá.
Nhất Hạnh: "Và khi tôi đã cố gắng hết sức để nhìn sâu sắc, để xem có phải khổ đau này xuất phát từ nhận thức sai lầm của tôi và tôi có thể có khả năng biến đổi nó hay không, nhưng trong trường hợp này tôi không thể biến đổi nó, em nên giúp tôi, em yêu. Em nên cho tôi biết lý do tại sao em đã làm một điều như vậy với tôi, tại sao lại nói một điều như vậy với tôi". Bằng cách đó, bạn đã bày tỏ lòng trông cậy, sự tự tin của mình. Bạn không còn muốn trừng phạt nữa. Và đó là lý do tại sao ngay lập tức bạn đau khổ ít đi.
------------------------
P/S: trích từ tập sách của Cát khuê và từ địa chỉ mạng dưới đây.
Oprah đàm đạo cùng thiền sư Thích nhất hạnh
Tổng biên tập Vietnamnet-Nguyễn Anh tuấn đối thoại cùng Thiền sư Thích nhất hạnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét